Thứ Ba, 18/09/2007 08:40

Đầu tư theo "room"

Những cổ phiếu hết "room" thích hợp cho các nhà đầu tư dài hạn vì sẽ phải chờ thời gian để các DN được phép "nới room". Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán (TTCK) có khá nhiều cổ phiếu vẫn còn "room" và rất thích hợp cho các nhà đầu tư ngắn hạn.

Đó là nhận định của Chủ tịch Câu lạc bộ các nhà đầu tư chứng khoán (CSI), TS Trịnh An Huy tại buổi sinh hoạt mới đây. TS Huy nhìn nhận, thời điểm hiện nay, các nhà đầu tư nên thực hiện theo chiến lược: Mua và chờ + lướt sóng.

Kịch bản hết room

Theo đánh giá của ban chuyên môn CSI, trên TTCK hiện nay có 16 loại cổ phiếu thuộc diện hết "room". Trong số đó, có cổ phiếu được các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) chỉ có động thái mua vào và bán ra rất ít, điển hình như STB. Còn với hầu hết các loại cổ phiếu khác, lý do hết "room" bởi đây là những DN hoạt động trong lĩnh vực tiềm năng, là những DN có bộ máy quản trị và chiến lược phát triển tốt...

"Vậy khi những cổ phiếu "hết room" này được phép "nới" có hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước nữa không?". Trả lời câu hỏi trên của khá nhiều nhà đầu tư, theo TS Huy, trong ngắn hạn khả năng "nới room" là khó xảy ra, đặc biệt trong các lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm ( bảo hiểm phi nhân thọ), y tế, phân phối, năng lượng, khai khoáng. Bên cạnh đó, nếu được phép "mở room" thì câu hỏi "mở đến bao nhiêu và lộ trình mở như thế nào" vẫn là một câu hỏi khó đối với các cơ quan chức năng.

Đồng tình với quan điểm này, ông Đào Duy Anh - ban chuyên môn CSI cho biết: "VN chưa có hệ thống phân ngành chuẩn nên chưa thể mở room trong ngắn hạn. Nếu mở room, Chính phủ sẽ phải ban hành lại hệ thống phân loại DN, UBCK sẽ phải sắp xếp lại DN. Ví dụ như các tập đoàn hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực như REE, FPT sẽ được phân loại như thế nào để mở room... Nếu không có một hệ thống phân loại chuẩn thì việc "lách luật" để được mở room với nhiều DN là điều không khó. Thậm chí, ngay cả trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng chỉ cần đổi mô hình thành tập đoàn tài chính là tỷ lệ "room" sẽ hoàn toàn thay đổi".

Còn theo quan điểm của một thành viên trong CSI, nếu Chính phủ cho phép mở room, nhưng lại đi cùng với việc đưa một lượng hàng lớn vào thị trường thì kịch bản lại có thể đi ngược lại, không phải là tín hiệu tốt để kích cầu thị trường.

Cơ hội còn nhiều

Trong ngắn hạn, TS Huy cho biết, một số cổ phiếu sẽ có cơ hội mở "room" thuộc các lĩnh vực: xây dựng, bất động sản, thuỷ sản, vận tải biển, dịch vụ tài chính, sản xuất hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, TS Trịnh An Huy cũng khuyến cáo, khi có quyết định "mở room", nhà ĐTNN có thể sẽ có những động thái cần thiết để ghìm giá cổ phiếu, sau đó mới mua vào. Do vậy, nhà đầu tư cần bình tĩnh không nên nóng vội mua vào ồ ạt đẩy giá lên quá nhanh.

Theo đánh giá của CSI, trên thị trường vẫn còn khá nhiều cổ phiếu tốt mà vẫn còn "room" như SSI, PVD, KDC. Đây là những cổ phiếu thuộc DN làm ăn có hiệu quả, có chiến lược phát triển tương đối tốt. Các quỹ đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu bước vào giai đoạn chịu áp lực giải ngân, nên trong thời gian tới họ sẽ nhắm đến các cổ phiếu tốt mà còn "room" để mua vào.

Cơ hội trên TTCK vẫn còn rất nhiều, nhà đầu tư trong nước không nên chỉ "ngóng" theo động thái của nhà đầu tư nước ngoài để quyết định mua - bán mà cần tự đón trước những cơ hội mới.

DĐDN

Các tin tức khác

>   Nóng lòng được rót vốn (17/09/2007)

>   Cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho Văn phòng đại diện Công ty TNHH Đầu tư & Chứng khoán Hàn Quốc (17/09/2007)

>   TMC: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn (17/09/2007)

>   Bản cáo bạch của CTCP Vật tư vận tải xi măng (17/09/2007)

>   iNhà đầu tư “chuộng” cổ phiếu thị giá thấp (17/09/2007)

>   Thêm một nhà máy chế biến sâu quặng titan (17/09/2007)

>   PVS sẽ “gỡ điểm” cho sàn Hà Nội? (17/09/2007)

>   STB: Thông báo tăng vốn điều lệ (17/09/2007)

>   PET Chào bán cổ phiếu ra công chúng (17/09/2007)

>   VFC: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (17/09/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật