Thứ Tư, 25/07/2007 12:42

Vì sao giao dịch chứng khoán trực tuyến còn hạn chế ?

Nhiều NĐT cho biết họ có nhu cầu giao dịch qua mạng rất cao, vấn đề kỹ thuật để triển khai dịch vụ này không phải là quá khó. Thế nhưng, việc các công ty chứng khoán (CTCK) hạn chế cung cấp dịch vụ này cùng một số lý do khác khiến họ phải giảm giao dịch vì không đủ thời gian đến sàn thường xuyên.

Dịch vụ hiếm

Hiện nay hầu hết các CTCK đều cung cấp dịch vụ nhận lệnh qua điện thoại cho khách hàng. Trước đó, NĐT đến công ty để ký một phụ lục hợp đồng về việc đặt lệnh qua điện thoại, và sẽ được CTCK cấp cho một mã số riêng cũng như số điện thoại để gọi đến. Việc nhận lệnh qua điện thoại khá đơn giản nên hầu như được thực hiện dễ dàng.

Về giao dịch qua mạng, VCBS là CTCK đầu tiên đưa ra dịch vụ này. Gần đây, một số CTCK khác cũng bắt đầu cung cấp dịch vụ này như VNDirect, Tân Việt, Âu Lạc, SSI,... Riêng CTCK Gia Quyền (EPS) cho biết từ tháng 8 sẽ đưa dịch vụ này vào hoạt động; CTCK TP.HCM (HSC) đang thử nghiệm. Tương tự, CTCK Đà Nẵng đang chạy thử nghiệm dịch vụ đặt lệnh qua mạng và cũng dự kiến đến đầu tháng 8 sẽ bắt đầu cung cấp cho NĐT... Để sử dụng được dịch vụ qua mạng, NĐT đến các CTCK để đăng ký và sẽ được cấp một mã số tài khoản giao dịch trực tuyến. Sau đó vào website của CTCK và đăng nhập bằng mã số đó rồi giao dịch. Một vài thao tác khi sử dụng trên mạng của mỗi CTCK có thể khác nhau nhưng đa số đều cho phép người dùng đặt lệnh, xem chi tiết tài khoản để quản lý danh mục đầu tư cũng như đánh giá được hiệu quả đầu tư khi các chứng khoán của mình được cập nhật theo giá vốn và giá thị trường...

Những tiện ích của giao dịch qua mạng không thể phủ nhận, nhất là đối với những NĐT không có nhiều thời gian trực tiếp ra sàn. Thế nhưng, không chỉ ít CTCK cung cấp, dịch vụ này lại chỉ áp dụng giới hạn ở một số khách hàng nhất định. VNDirect chỉ cung cấp cho 1.000 khách hàng đầu tiên; Tân Việt tuyên bố cũng chỉ cung cấp cho 600 NĐT với số dư tài khoản ít nhất từ 1 tỉ đồng... Lý do chung của các CTCK là để tránh việc nghẽn mạng, quản lý dễ hơn cũng như để bảo mật. Giám đốc một CTCK tại TP.HCM cho rằng nếu cung cấp dịch vụ rộng rãi thì họ sẽ không quản lý nổi đồng thời không đảm bảo được sự an toàn về cả kỹ thuật lẫn số liệu cho khách hàng...

Chưa thể online hoàn toàn

Khi đặt lệnh giao dịch qua điện thoại hay qua mạng internet, NĐT không phải đến sàn chứng khoán. Tuy nhiên, sau đó 1-2 ngày, NĐT phải đến CTCK để ký vào giấy đặt lệnh. Nguyên tắc này không thể bỏ qua. Ông Nguyễn Hồng Nam - Phó tổng giám đốc CTCK Sài Gòn (SSI) - cho biết các CTCK phải tuân thủ quy định lưu chứng từ. Vì vậy việc NĐT đến công ty để ký lệnh trên giấy là điều bắt buộc. Còn theo ông Nguyễn Ngọc Tươi - Tổng giám đốc CTCK Đà Nẵng - thì hiện tại chữ ký điện tử ở Việt Nam vẫn chưa được công nhận về mặt pháp lý nên việc ký lệnh viết trên giấy còn là chứng từ để CTCK đối chiếu khi cần thiết.

Ngoài ra, việc đặt lệnh qua mạng tại các CTCK ở Việt Nam hiện nay cũng chưa hoàn toàn online vào mạng của Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP.HCM và Hà Nội. Sau khi lệnh của khách hàng được nhập vào hệ thống của CTCK, nhân viên môi giới của CTCK phải nhập lại lệnh vào hệ thống của TTGDCK. "Chúng tôi không thể gõ "Enter" để cho lệnh của NĐT đặt qua mạng chạy thẳng vào hệ thống của TTGDCK được mà cũng phải nhập lại từ đầu. Chỉ khi nào hệ thống mạng của các CTCK được kết nối thẳng với mạng của TTGDCK thì các giao dịch qua mạng của NĐT mới có thể nói là tự động hoàn toàn được", ông Nguyễn Hồng Nam nói.

Theo TN

Các tin tức khác

>   "Nghệ thuật" mua rẻ cổ phiếu (25/07/2007)

>   Vì sao chứng khoán diễn biến bất thường? (25/07/2007)

>   Nhà đầu tư trong nước sẽ là nòng cốt của thị trường chứng khoán (25/07/2007)

>   Thị trường diễn biến khó lường: Chiến lược đầu tư nào cho phù hợp? (25/07/2007)

>   SAM báo cáo tài chính QII/2007 (26/07/2007)

>   SMC Báo cáo tài chính QII/2007 (25/07/2007)

>   GMC Niêm yết bổ sung cổ phiếu (24/07/2007)

>   RIC niêm yết và ngày giao dịch đầu tiên (24/07/2007)

>   ITA: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (24/07/2007)

>   RIC bản cáo bạch niêm yết (25/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật