Thứ Ba, 31/07/2007 14:58

Trung Quốc: Cứng rắn sửa mình

Trung Quốc đã ban hành các quy định nghiêm khắc hơn về an toàn sản phẩm Made in China. Theo đó, sẽ phạt nặng những Cty vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, coi đây là bước đi cứng rắn tiếp theo buộc các nhà sản xuất phải chấm dứt những vụ scandal hàng hóa.

Trung Quốc cũng sẽ hạn chế xuất khẩu sản phẩm giá rẻ, dùng nhiều lao động để buộc các nhà máy phải làm hàng chất lượng cao. Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ xuất bản danh mục liệt kê mặt hàng bị hạn chế xuất khẩu trong nửa cuối năm 2007.

Theo thông báo trên trang web của Chính phủ Trung Quốc, những hãng chế biến hàng hóa lương thực, thực phẩm, thuốc y tế, dược phẩm không tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn sản phẩm sẽ bị phạt tới 26.460 USD (423.360.000 đồng VN) và nhà sản xuất có thể bị rút giấy phép, phạt tù. Nhiều quan chức cao cấp và các nhà làm luật Trung Quốc nói quyết tâm làm nghiêm khắc vấn đề này để tăng cường hệ thống kiểm tra an toàn thực phẩm Trung Quốc, siết chặt hoạt động kiểm soát các loại hóa chất sử dụng chế biến, bảo quản hải sản, thịt và tạo ra một hệ thống mới giúp các nhà sản xuất giải trình rõ việc bán sản phẩm không an toàn. Bắc Kinh cũng kiên quyết đấu tranh với nạn làm hàng giả và hàng xuất khẩu kém chất lượng, đã ra thông báo phá vỡ hàng loạt băng nhóm tội phạm đang điều hành nhiều trung tâm sản xuất quy mô lớn, làm giả mọi thứ từ phần mềm của Microsoft đến thuốc Viagra hoặc kem đánh răng Colgate.

Tuần này, Thủ tướng Trung Quốc - Ôn Gia Bảo sẽ chủ trì cuộc họp Chính phủ về chuyên đề an toàn sản phẩm để có động thái phản ứng phù hợp trước sức ép quốc tế yêu cầu Trung Quốc đảm bảo an toàn vệ sinh hàng hóa xuất khẩu. Đây là lần đầu tiên một lãnh đạo cao cấp hàng đầu của Trung Quốc chủ trì họp giải quyết vấn đề an toàn hàng hóa.

Các quan chức Mỹ đã đặt nặng yêu cầu chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn hàng hóa khi có nhiều hàng xuất khẩu Trung Quốc có vấn đề như hải sản có chứa hóa chất gây hại, kem đánh răng có thành phần chống đông dễ gây bệnh; hóa chất độc có trong chất nhựa làm bao gói thức ăn vật nuôi, đồ chơi trẻ em nguy hiểm, lốp xe ôtô không đạt chất lượng dễ bị nổ...

Cũng tuần này, các quan chức Trung Quốc và Mỹ có chương trình hội đàm cấp bộ trong 5 ngày về những nghi ngờ của Mỹ đối với một số hải sản nhập khẩu từ Trung Quốc và mối quan hệ thương mại song phương trị giá 343 tỷ USD đang bị đe dọa. Cùng thời gian trên, Bộ trưởng Tài chính Mỹ - Henry Paulson cũng có chuyến thăm, làm việc tại Bắc Kinh nhằm thuyết phục Trung Quốc tiến hành nhiều hơn nữa các cải cách về kinh tế, môi trường và tăng giá Nhân dân tệ để giảm thâm hụt thương mại 112,5 tỷ USD 6 tháng đầu năm 2007 giữa hai nước, đồng thời bàn về chất lượng sản phẩm và an toàn hàng hóa Trung Quốc dù không là nội dung chính thức.

Cùng với những hành động cứng rắn trong nước đối với các nhà sản xuất, Chính phủ Trung Quốc đã thuê hẳn Cty tư vấn quan hệ công chúng quốc tế danh tiếng Ogilvy để giúp đất nước hơn 1 tỷ dân làm mới lại hình ảnh và tiếng tăm hàng hóa của mình. Điều đó cho thấy thái độ cầu thị và sự nghiêm túc của Trung Quốc trong cuộc chiến với hàng hóa kém chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên để lấy lại uy tín và vươn tới những tầm cao hơn về thương hiệu đòi hỏi Chính phủ Trung Quốc phải kiên trì đấu tranh không ngừng.

Theo DDDN

Các tin tức khác

>   Dầu thô: Khai thác, xuất khẩu đều giảm (31/07/2007)

>   Brazil thắng Mỹ trong vụ kiện trợ giá bông (31/07/2007)

>   Giá bạch kim thế giới tăng trở lại (31/07/2007)

>   Tin vắn thị trường thế giới (31/07/2007)

>   Yên Nhật tăng giá mạnh so với USD (31/07/2007)

>   Nghịch cảnh kinh tế Mỹ (31/07/2007)

>   Ecuador thắng kiện vụ kiện bán phá giá tôm vào Mỹ (31/07/2007)

>   Chứng khoán thế giới tăng trở lại (31/07/2007)

>   Trung Quốc ra qui định mới về an toàn thực phẩm (31/07/2007)

>   Ford lần đầu tiên làm ăn có lãi trong 2 năm qua (31/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật