Thứ Năm, 05/07/2007 13:50

Tranh chấp thương mại nên nhờ trọng tài kinh tế

Tại cuộc gặp gỡ các doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định tìm hiểu thị trường Mỹ, ông James Mc Queen, luật sư Văn phòng Attorney at Law (Mỹ) khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp thương mại qua trọng tài kinh tế thay vì đưa nhau ra tòa.

"Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp VN phải áp dụng khoảng 20 hiệp định khi thực hiện quan hệ thương mại như: Hiệp định thuế quan, Hiệp định chống trợ cấp, Hiệp định Bảo vệ môi trường... Nhìn chung các quan hệ về buôn bán, giao thương trong thời WTO rất phức tạp", ông Nguyễn Minh Chí, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhận định.

Ngoài ra, ông Chí cũng cho rằng, các doanh nghiệp nước ta còn non yếu trong việc ký kết hợp đồng với đối tác nên khi xảy ra tranh chấp thương mại nên thường chịu phần thiệt.

Nguyên đơn thua nhiều hơn thắng

Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, năm 2006 và 6 tháng đầu năm nay, trong số các vụ tranh chấp thương mại giải quyết qua trọng tài kinh tế, có 40% là các vụ tranh chấp giữa doanh nghiệp trong nước với nhau, 60% còn lại là các vụ tranh chấp giữa doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài. Điều đặc biệt là trong các vụ tranh chấp thương mại với các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam phần nhiều là nguyên đơn. "Tuy nhiên, điều này không thể hiện là các doanh nghiệp trong nước đã trang bị đầy đủ kiến thức pháp luật để khởi kiện mà lại thể hiện sự yếu kém đến mức bị các đối tác lợi dụng trong quan hệ thượng mại, dẫn đến thua thiệt nên đứng ra khởi kiện các đối tác trên", Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho biết thêm như vậy.

Từ thực tế giải quyết các vụ tranh chấp, Trung tâm Trọng tài Quốc tế VN khuyến cáo, doanh nghiệp ta đang bị “bệnh”. Bán thì bán cho kỳ được, mua cũng phải mua cho bằng được, nên lơ là trong việc soạn thảo hợp đồng, bỏ qua những chi tiết cụ thể nên khi xảy ra tranh chấp. Kết quả là dù trong vị trí nguyên đơn nhưng vẫn thua cuộc.

Trung tâm Trọng tài này cũng lưu ý với doanh nghiệp trong nước, khi ký kết hợp đồng, cần phải ghi rõ trong điều khoản chi tiết: Khi hai bên không thương lượng được, tranh chấp sẽ được giải quyết theo quy tắc tố tụng của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, lúc đó họ mới được bảo vệ ngay trên quốc gia của mình.

Tránh “vạch áo cho người xem lưng”

Trong cuộc gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định tìm hiểu thị trường Mỹ, ông James Mc Queen, luật sư của văn phòng Attorney at Law (Mỹ) cũng khuyến khích các đối tượng này nên giải quyết tranh chấp thương mại qua trọng tài kinh tế thay vì đưa nhau ra tòa. Ưu điểm của hướng giải quyết này là tất cả những thông tin liên quan đến doanh nghiệp đều được giữ kín chứ không công khai như xử tại tòa, vì doanh nghiệp dù thắng hay thua kiện đều không thích “vạch áo cho người xem lưng”.

Một thiếu sót nữa được ông James Mc Queen nhắc đến là, khi ký kết hợp đồng, các doanh nghiệp Việt Nam hay mắc phải những thiếu sót rất nhỏ nhưng đành phải móc “hầu bao” để đền bù cho các đối tác. Chẳng hạn, một công ty xuất hàng qua Mỹ chỉ ghi trong hợp đồng những thông tin liên quan đến chủng loại, chất lượng hàng hóa nhưng không lưu ý đến thành phần cụ thể của sản phẩm, đến khi đã qua đến nước bạn vẫn bị trả về. Hay một đơn vị xuất hàng trang trí nội thất bằng sắt qua Đức chỉ mua bảo hiểm thiếu hụt móp méo nhưng lại không mua bảo hiểm gỉ sét nên bị đối tác trả hàng lại. Một số hàng nông sản, chủ hàng không mua bảo hiểm chống ẩm mốc mà lại mua bảo hiểm thiếu hụt, rách bao bì...

Người Lao Động

Các tin tức khác

>   Bà Rịa-Vũng Tàu tạo điều kiện cho doanh nghiệp Đài Loan (05/07/2007)

>   Ứng dụng công nghệ sinh học để tăng lượng thuỷ sản (05/07/2007)

>   Vùng kinh tế phía Nam đẩy mạnh khai thác dầu thô và khí (05/07/2007)

>   Vietnam Airlines sẽ bán vé điện tử trên diện rộng (05/07/2007)

>   Hoá chất trong bồn chứa inox hay trong nước vượt tiêu chuẩn? (05/07/2007)

>   Hà Lan hỗ trợ doanh nghiệp dệt gia dụng xuất khẩu vào EU (05/07/2007)

>   Nga sẽ kiểm tra các cơ sở chế biến thuỷ sản VN (05/07/2007)

>   Phát triển mới hơn 11 triệu thuê bao điện thoại (05/07/2007)

>   Về việc xây dựng Quy chế quản lý, tổ chức hoạt động của tập đoàn kinh tế, tổ hợp công ty mẹ-công ty con (05/07/2007)

>   PetroVietnam ký 9 hợp đồng thăm dò dầu khí ở nước ngoài (05/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật