Thứ Hai, 02/07/2007 08:09

Nga tự tin về ảnh hưởng kinh tế đối với thế giới

Tại Diễn đàn kinh tế thế giới vừa được tổ chức ở Xanh Pêtécbua (Nga) vào trung tuần tháng 6 mới đây với sự tham dự của gần 9.000 đại diện doanh nghiệp hàng đầu thế giới đến từ 65 quốc gia, Nga đã ký kết một loạt các thoả thuận với các doanh nghiệp nước ngoài với tổng giá trị lên tới hơn 4 tỷ USD. Điều này cho thấy sức hút kinh tế rất lớn của Nga với các doanh nghiệp quốc tế.

Tham dự diễn đàn có các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ như hãng chế tạo máy bay Boeing, tập đoàn dầu khí Sheburon, tập đoàn tài chính Citi Group, hay các doanh nghiệp Châu Âu như tập đoàn dầu khí Anh BP và ngân hàng Đức. Trong cuộc gặp gỡ với đại diện của các tập đoàn này, Tổng thống Nga Putin đã không úp mở cho rằng thị trường năng lượng Nga đang chào đón các doanh nghiệp nước ngoài hơn so với các nước sản xuất năng lượng khác, do đó các doanh nghiệp nước ngoài cần phải thể hiện được đúng mối quan tâm này đối với những ưu đãi của Nga.

Dưới sự điều hành của chính quyền Putin, Nga đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh nhờ sự tăng giá của dầu mỏ và khí đốt. Các doanh nghiệp Mỹ và Châu Âu đã không thể cưỡng lại được sự hấp dẫn của thị trường Nga, còn các doanh nghiệp hàng đầu của Nhật Bản như các hãng chế tạo ô tô Toyota, Nissan, Suzuki cũng đã quyết định triển khai thêm nhiều nhà máy mới ở Nga, cho thấy họ có mối quan tâm lớn đối với thị trường này. Việc các doanh nghiệp, tập đoàn hàng đầu thế giới thúc đẩy các hoạt động tại Nga khiến Mátxcơva càng tự tin hơn về ảnh hưởng kinh tế của mình đối với thế giới. Phó Tổng thống thứ nhất Nga Ivanov, người được xem là ứng cử viên sáng giá thay thế Tổng thống Putin trong cuộc bầu cử vào năm tới, đã tuyên bố rằng đến năm 2020, Nga sẽ trở thành cường quốc thứ năm về kinh tế.

Trong các bài phát biểu, ngoài việc cho biết tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Nga năm 2006 đã tăng lên 150 tỷ USD, Tổng thống Putin còn cho biết đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nga cũng có quy mô lớn, cho thấy khả năng vươn ra nước ngoài tạo ảnh hưởng của Nga cũng rất mạnh. Ông Putin cũng thể hiện thái độ cứng rắn đối với những thể chế tài chính hiện nay của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đồng thời cho rằng "cần phải xây dựng một thể chế kinh tế quốc tế mới".

Mặc dù chính quyền Nga thể hiện cách nhìn lạc quan trong vai trò kinh tế của mình, song không ít luồng dư luận khác ở Nga lại tỏ ra dè dặt trước tình hình này. Cựu chuyên gia cố vấn kinh tế cho tổng thống Irarionov, người đã từ nhiệm vì mâu thuẫn với chính quyền, cảnh báo rằng "khả năng sản xuất công nghiệp của Nga hiện vẫn chưa cao hơn so với thời Liên Xô cũ, và điều đó cho thấy Nga chưa thể có được sức ảnh hưởng về kinh tế lớn như Liên Xô trước đây".

TTXVN

Các tin tức khác

>   Giám đốc điều hành IMF Radrigo Rato sẽ từ chức vào tháng 10/07 (02/07/2007)

>   Kinh tế Mỹ tăng chậm lại trong quý I/07 (02/07/2007)

>   GM bán lại công ty sản xuất hộp số với giá 5,6 tỷ USD (01/07/2007)

>   Trung Quốc tìm cách hạ nhiệt thị trường chứng khoán (01/07/2007)

>   Giá dầu đã gần chạm ngưỡng 70 USD/thùng (29/06/2007)

>   Giá Platinum thế giới giảm nhanh (29/06/2007)

>   Người giàu thế giới đạt tổng tài sản 37.200 tỷ USD (29/06/2007)

>   Công nghiệp thép TQ: Sản xuất vượt hẳn tiêu thụ (29/06/2007)

>   Các chuyên gia đánh giá thận trọng về dự án xây dựng tuyến đường dẫn dầu ở Malaixia (28/06/2007)

>   Basell mua Huntsman với giá 9,6 tỷ USD (28/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật