Thứ Hai, 02/07/2007 13:38

''Mỗi tháng một đợt IPO lớn!''

Với việc đẩy nhanh cổ phần hóa (CPH) các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước, lộ trình IPO các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn đang khiến nhiều người quan ngại thị trường sẽ “bội thực” do cung lớn hơn cầu.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trọng Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp thuộc Văn phòng Chính phủ (VPCP), Tổ trưởng Tổ công tác CPH các tập đoàn và tổng Công ty, về vấn đề nêu trên.

Ông Dũng nói: CPH ở giai đoạn hiện nay, vấn đề chất lượng được đặt lên hàng đầu chứ không phải số lượng.

Chúng ta đang tiến hành CPH những doanh nghiệp có quy mô lớn, nằm trong những lĩnh vực ngành nghề quan trọng, cho nên CPH sao cho hiệu quả là yêu cầu đầu tiên, trong đó ngoài cách thức CPH còn vấn đề rất quan trọng khác là tiến hành IPO.

Mỗi doanh nghiệp CPH bây giờ có quy mô vốn lớn bằng 100 doanh nghiệp trước đây, trong khi đó chúng ta đã có lộ trình CPH và IPO mỗi năm hàng chục doanh nghiệp, như vậy không thể không làm thận trọng.

Đơn cử theo kế hoạch năm 2007 này phải CPH tới 26 Tổng Công ty Nhà nước, nếu “anh” là người bán hàng dĩ nhiên “anh” phải cân nhắc cung cầu của thị trường.

Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng thị trường chứng khoán đang có dấu hiệu “bội thực” khi tới đây sẽ có hàng loạt DNNN quy mô lớn tiến hành IPO. Liệu rằng việc đưa liên tục các DN có quy mô vốn lớn ra thị trường sẽ khiến quá tải?

Lo ngại đó là đúng. Kế hoạch CPH năm 2007 là 26 Tổng Công ty, nếu “cố” làm thì cũng hoàn thành kế hoạch, nhưng không khéo làm ồ ạt quá, IPO liên tục thì cung sẽ lớn hơn cầu, lợi ích của nhà nước sẽ không được như mong muốn.

Thực ra, vấn đề này các bộ, ngành đã biết, Thủ tướng đã chỉ đạo giao cho Bộ Tài chính phải “điều hòa” lại lộ trình IPO các doanh nghiệp có quy mô lớn sao cho phù hợp.

Phải lấy hiệu quả làm trọng. Phải tránh trường hợp các tổng Công ty IPO mà không được nhà đầu tư quan tâm, không phải vì hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổng Công ty đó kém, mà do cung vượt cầu.

Cung lớn quá cầu thì dĩ nhiên là giá sẽ thấp, thiệt thòi cho Nhà nước. Chúng ta còn 71 tổng Công ty phải CPH đến 2010, tất nhiên trong bối cảnh hiện nay có khi phải đến 2015 chúng ta mới hoàn thành. Dĩ nhiên để CPH có hiệu quả, phải cân nhắc lại lộ trình IPO.

Thưa ông, vậy lộ trình IPO các doanh nghiệp lớn được giới đầu tư quan tâm có gì thay đổi?

Danh sách CPH các tập đoàn kinh tế và tổng Công ty từ nay đến năm 2010 đã được Thủ tướng phê duyệt, trong đó có nêu rõ thời gian CPH. Việc CPH cũng như IPO các doanh nghiệp có quy mô lớn dĩ nhiên phải dựa trên danh sách này.

Riêng trong năm 2007, dự kiến từ nay đến cuối năm mỗi tháng sẽ có một doanh nghiệp lớn được IPO. Cụ thể, theo dự kiến, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sẽ IPO ngay trong tháng 7 hoặc tháng 8 tới đây, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long sẽ IPO trong quý IV.

Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco), đều đã thuê được tư vấn nước ngoài, đang trong giai đoạn xác định giá trị doanh nghiệp.

2 Tổng Công ty này có thuận lợi là hầu hết các doanh nghiệp thành viên đều đã cơ bản thực hiện CPH. Theo lộ trình, vào cuối quý III thì 2 Tổng Công ty này sẽ IPO.

Theo kế hoạch, Vietnam Airlines có thể IPO vào cuối năm 2008. Tập đoàn dệt may nhiều khả năng sẽ được IPO trong thời gian sớm hơn.

Điều đáng nói, theo tinh thần Nghị định về CPH mới được ban hành, thông tin về đấu giá cổ phần sẽ tới nhà đầu tư đầy đủ hơn, chính xác hơn.

Theo TP

Các tin tức khác

>   HBBank chi trả cổ tức năm 2006 và tăng vốn điều lệ (02/07/2007)

>   Thắt chặt khâu định giá (02/07/2007)

>   MEKOPHAR chi trả cổt tức đợt 1/2007 (02/07/2007)

>   Ban hành nghị định mới về cổ phần hóa (01/07/2007)

>   Cổ phiếu ngân hàng: “Mùa vàng” có trở lại? (29/06/2007)

>   Bình Định: CPH 14 Doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 (29/06/2007)

>   Ra mắt Công ty Cổ phần Xi măng VLXD xây lắp Đà Nẵng (29/06/2007)

>   Công ty CP Nhà Rồng hoãn bán đấu giá cổ phần (29/06/2007)

>   Nhà nước được gì từ cổ phần hóa? (29/06/2007)

>   Phát hiện vụ 'in thừa' 700 cổ phiếu trị giá 7 tỷ đồng (29/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật