Thứ Sáu, 27/07/2007 07:16

Malaysia - Đối tác tiềm năng

Trong chặng đường phát triển kinh tế Việt Nam luôn coi trọng việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư với các nước Đông Nam Á. Malaysia được xem là đối tác quan trọng trong chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam.

Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, gia nhập vào nền kinh tế thế giới, các công ty Malaysia đã đẩy mạnh đầu tư kinh doanh vào Việt Nam. Quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư đã có bước phát triển đáng khích lệ, tuy vậy mối quan hệ đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hai nước. Song với đà mở rộng nền kinh tế đa phương phục hồi nền kinh tế và phát triển nền kinh tế nhanh từ năm 2000 Malaysia đã bắt đầu đầu tư vào nước ta. Ngày nay mỗi năm có ít nhất trên 5 đoàn doanh nghiệp lớn của Malaysia đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội đối tác kinh doanh và mở rộng thị trường theo hướng đa ngành trên nhiều lĩnh vực.

Nếu như vào giai đoạn đầu Malaysia chỉ đứng hàng thứ 11 trong các nuớc và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 75 dự án có tổng số vốn đầu tư là hơn 1.000 tỷ đồng. Thì đến thời điểm hiện nay, Malaysia là quốc gia thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á đầu tư tại Việt Nam và đứng thứ 12 trên tổng số 64 quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều dự án đầu tư tại Việt nam với tổng giá trị 1,4 tỷ USD. Các lĩnh vực tham gia đầu tư của Malaysia bao gồm công nghiệp nặng chiếm gần 30%, công nghiệp nhẹ, nông lâm nghiệp, khách sạn, xây dựng, dầu khí… mặt khác đây còn là thị trường chính cho lao động tại Việt Nam ở nước ngoài với khoảng 70.000 lao động đang làm việc tại Malaysia.

Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2007 đã có nhiều diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Malaysia được tổ chức tại Kuala Lumpur và thành phố Hồ Chí Minh, thu hút hàng trăm doanh nghiệp hai nước. Ngoài các hội thảo quy mô nhỏ khoảng vài chục doanh nghiệp, cũng được tổ chức thường xuyên tại Kuala Lumbur để giới thiệu về môi trường kinh doanh và đầu tư nước ngoài của Việt Nam, các đoàn doanh nghiệp trên các linh vực tài chính, CNTT, cao su... cũng tổ chức các chuyến khảo sát và tham gia hội chợ ở nước ta. Có thể nói, thị trường Việt Nam đang được các doanh nghiệp và nhà đầu tư Malaysia quan tâm. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi dẫn đến kim ngạch buôn bán hai nước tăng mạnh bình quân khoảng 20%/năm trong những năm gần đây.

Hoạt động hiệu quả của thị trường bán lẻ

Thị trường bán lẻ là hoạt động nổi bật nhất của doanh nghiệp Malaysia ở thị trường Việt Nam. Để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng người Việt, nhiều tập đoàn lớn của Malaysia đã tìm kiếm cơ hội hoạt động kinh doanh ở Việt Nam như tập đoàn Aseambankers, Lion… Là tập đoàn lớn của Malaysia Lion đang sỡ hữu 40 trung tâm mua sắm cao cấp thế giới. Đến thời điểm này, ngoài các trung tâm mua sắm tại Hải Phòng, Vũng Tàu, Nha Trang, Cần Thơ, vừa qua tập đoàn này đã khánh thành và đưa vào hoạt động Trung tâm Thương mại mua sắm Parkson Hùng Vương Plaza thứ 3 tại Việt Nam. Có tổng vốn đầu tư 6 triệu USD với tổng diện tích 24.000 m2. Khách hàng Parkson nhắm đến là người có thu nhập cao. Tại đây Parkson Hùng Vương tập trung giới thiệu các nhãn hiệu về thời trang, mỹ phẩm nổi tiếng trên thế giới và một số nhãn hiệu mới đổ bộ vào thị trường Việt Nam như các sản phẩm đồ gia dụng, đồ dùng trẻ em, khu ẩm thực, giải trí. Bên cạnh đó tập đoàn này còn chủ trương phân phối hàng hóa có giá cả phù hợp với sức mua sắm từng đối tượng khách hàng ở từng khu vực mà Parkson xây dựng trung tâm thương mại.

Đánh giá kết quả kinh doanh tại thị trường Việt Nam Ông Tuck Choy - Tổng giám đốc Parkson cho rằng Việt Nam là thị trường có kết quả hoạt động kinh doanh tăng trưởng cao nhất trong tất cả những nơi mà Lion Group đã đầu tư trong thời gian qua. Ở những khu vực Parkson đã đầu tư trước đây, mức tăng trưởng hàng năm chỉ đạt từ 15-20%. Riêng ở Việt Nam tỷ lệ tăng trưởng 34%/năm và sẽ còn vượt cao hơn nhiều. Đây là bước thuận lợi cho chúng tôi có sự tăng trưởng trong kinh doanh trong thời gian tới. Tuy nhiên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường bán lẻ này sẽ tạo cơ hội cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn, hưởng nhiều dịch vụ chất lượng hơn.

Triển vọng hợp tác cao su Việt Nam-Malaysia

Việt Nam hiện là một trong những nước sản xuất cao su thiên nhiên (NR) lớn trên thế giới, riêng xuất khẩu cao su đứng thứ 4 sau Thái Lan, Indonexia và Malaysia. Sản lượng của NR Việt Nam đã tăng vượt bậc, từ 220.000 tấn năm 1996 lên đến 560.000 tấn năm 2006. Năm 2006, Việt Nam xuất khẩu 90% sản lượng cao su làm ra (500.000 tấn) nhưng Malaysia chỉ nhập khẩu được 14.000 tấn, bằng 3% thị phần, sụt giảm so với 36.000 tấn năm 2002. Mặt khác là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về diện tích và sản lượng sản xuất cao su thiên nhiên. Malaysia có ngành công nghiệp chế biến đang tăng trưởng nhanh, vì vậy Việt Nam là thị trường đối tác tiềm năng trong việc cung cấp nguyên liệu.

Vừa qua, đoàn đại biểu các quan chức Malaysia cùng các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, thương mại ngành cao su Malaysia đã có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam để tìm hiểu khả năng phối hợp kinh doanh. Tại buổi gặp gỡ các doanh nghiệp thành viên liên kết của Sở giao dịch cao su Malaysia (MRE) đã xây dựng và thi hành các nguyên tắc kinh doanh. Ngoài ra, MRE còn cung cấp các phương tiện cho sự hợp tác với các bên có liên quan trong vấn đề cao su của Việt Nam và đóng vai trò như là một toà phân xử trong các cuộc tranh chấp thanh toán. Đồng thời MRE đã đề nghị với các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thanh toán cước phí bốc dỡ trong xuất khẩu cao su bằng container (THC) là áp dụng theo giá FOB như quy định mà MRE đã phổ biến từ 1994. Được biết đoàn cũng đã tham quan và thông qua việc liên kết kinh doanh với Công ty cao su Dầu Tiếng của tập đoàn cao su Việt Nam. Hợp tác với doanh nghiệp của Malaysia về việc được chuyển giao kỹ thuật và liên kết sản xuất mủ cao su làm keo dán.

Giờ đây, Hiệp hội cao su Việt Nam đã đi vào hoạt động tăng trưởng ổn định. Việc liên kết, hợp tác giữa ngành cao su 2 nước có nhiều thuận lợi. Trong tương lai nếu các chương trình hợp tác này có tính khả thi, ngành cao su Việt Nam sẽ có nhiều triển vọng.

Thanh nien

Các tin tức khác

>   Đức tiếp tục giúp Việt Nam sản xuất khoai tây (27/07/2007)

>   Tăng cường xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu (27/07/2007)

>   Thăng trầm dòng vốn FDI của ASEAN vào Việt Nam (27/07/2007)

>   Báo nước ngoài đánh giá cao sự phát triển kinh tế của VN (27/07/2007)

>   Hơn 4.270 tỷ đồng xây dựng cảng biển Phú Mỹ (27/07/2007)

>   Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện 2006 - 2015 (26/07/2007)

>   Phát triển “Tam giác du lịch" Bình Thuận - Lâm Đồng - TP.HCM (26/07/2007)

>   Kỳ vọng vào triển lãm “tỷ đô”! (26/07/2007)

>   40 triệu USD xây trạm phân phối xi măng ở Khánh Hòa (26/07/2007)

>   Đảm bảo nhu cầu điện phù hợp với mức tăng GDP (26/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật