Thứ Ba, 31/07/2007 17:40

Lãnh đạo Suisse lạc quan về tương lai ngành tài chính VN

Tiến sỹ Hans-Ulrich Doerig, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn tài chính - ngân hàng Credit Suisse, Thụy Sỹ cho rằng: Không thể tạo sự chuyển biến chỉ qua một đêm, Việt Nam, quốc gia với một tương lai hứa hẹn sẽ cần 5-10 năm để bắt kịp các nước, trở nên cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Cần 5-10 năm Việt Nam để bắt kịp các nước

- Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt tại các quốc gia châu Á, ông đánh giá như thế nào về triển vọng của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam?

- Việt Nam đã quyết định xây dựng một nền kinh tế thị trường, ngày càng mở cửa. Nhưng bạn không thể phát triển ngay được, mà phải từng bước. Không thể tạo sự chuyển biến chỉ qua một đêm.

Tất cả các nước đều phải tuân thủ mô hình tiệm tiến này. Bạn không thể bỏ qua, nhảy cóc. Nếu đi quá nhanh, bạn có nguy cơ gặp phải khủng hoảng.

Chính phủ mỗi nước phải xác định mục tiêu từng bước. Việt Nam sẽ phải mất hàng năm để đưa ra giải pháp cuối cùng hiệu quả.

Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng, với đúng tiến độ. Không nên nhanh hơn hay chậm hơn. Định hướng phát triển của Việt Nam là đúng đắn. Theo thời gian, Chính phủ sẽ cho phép sự tham gia nhiều hơn của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nhưng sẽ cần phải có thời gian.

Việt Nam sẽ mất 5-10 năm để bắt kịp các quốc gia trên thế giới, tạo nên sức cạnh tranh, tạo nên giá trị gia tăng.

Quan tâm chiến lược tới VN

- Ông có lời khuyên nào cho Việt Nam nhằm tạo sức cạnh tranh, thu hút đầu tư từ bên ngoài, bắt kịp với thế giới trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng?

- Một là, Việt Nam cần duy trì chi phí thấp trong 5 - 10 năm tới. Có như vậy, Việt Nam mới đảm bảo tính cạnh tranh. Nếu lạm phát, chi phí tăng lên, giá cả đắt đỏ, sẽ không thể thu hút được đầu tư vào Việt Nam. Bạn cũng không thể khuyến khích những người trẻ, những người chỉ 25 tuổi. Đây sẽ là thị trường lớn nhất trong dài hạn. Nếu không, bạn sẽ không có đủ lực lượng lao động. Áp lực sẽ rất lớn.

Điều quan trọng nhất với Việt Nam là khả năng tiên đoán của cơ chế. Các nhà đầu tư phải biết, họ đang đầu tư vào một dạng thức cơ chế như thế nào. Bạn có thể tuân thủ luật pháp, tuân thủ cơ chế của hệ thống doanh nghiệp và sự minh bạch, khung sở hữu trí tuệ... Cơ chế đó không chỉ là các quy phạm pháp luật mà còn là quy trình và những lực lượng tác động để đưa ra các quy định ấy.

Để thành công, nhân tố quan trọng nhất là cách nhìn tích cực về tương lai của đất nước, thái độ của con người với công việc. Nếu bạn có thái độ tích cực đối với công việc, bạn sẽ làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn, trong cũng như ngoài nước. Khả năng thu hút đầu tư tốt hơn. Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu nhân tố thuận lợi cơ bản này.

- Ông có kế hoạch đầu tư vào Việt Nam không, thưa ông?

- Bản thân tôi đã học ở Nhật Bản từ năm 1975-1976, đã đến Trung Quốc cách đây 24 năm, và sau đó, mỗi năm trở lại nước này không dưới 2 lần. Có thể nói, tôi đã biết về châu Á. Tôi đã có đủ thời gian để khám phá châu lục này nhiều lần và làm việc cùng với con người...

Càng ngày, tôi càng có mối quan tâm chiến lược tới Việt Nam, quốc gia với tương lai hứa hẹn.

Hiện nay, chúng tôi đã có một quỹ cho các hoạt động ở Việt Nam. Bản thân tôi đã sở hữu một lượng trái phiếu Chính phủ của Việt Nam ngay từ khi Việt Nam bắt đầu tung ra thị trường bên ngoài 2 năm trước đây.

Đối với chúng tôi, Việt Nam là một trường hợp đa dạng, trong số các thị trường đang nổi lên. Và Việt Nam vẫn tiếp tục là một nền kinh tế đang nổi trong nhiều năm tới. Đó không còn là điều gì mới. Hai năm qua, Việt Nam sẽ trở nên quan trọng hơn, có nhiều lựa chọn hơn.

Mỗi người lao động: người tạo ra giá trị

- Là một người giàu kinh nghiệm, ông có thể chia sẻ bí quyết thành công của mình trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thưa ông?

- Mỗi người phải được giáo dục tốt, gặt hái được những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong thời gian ngắn nhất; làm việc chăm chỉ, trong thời gian dài, và hiệu quả; có một cái đầu thông minh và khả năng làm việc tập thể, phối hợp với người khác. 

Điều quyết định thành công là phải có cái đầu và có hành xử đúng đắn. Quan trọng là phải trở thành những con người có giá trị, làm nên giá trị. Không phải ai có cái đầu cũng có thể trở thành con người tạo nên giá trị.

Người Việt Nam rất thông minh và họ cần được trao cho cơ hội. Không chỉ được đào tạo, những người trẻ cần phải được đúc rút kinh nghiệm từ thực tế, không chỉ ở trường học. Tôi có thể khẳng định điều này với kinh nghiệm 10 năm là giáo sư của một trường ĐH. Những người trẻ không hiểu hết được nguyên tắc từng bước, thường nóng vội, đi quá nhanh, và do đó, dễ mắc sai lầm.

Nhiều người trẻ nghĩ rằng, chỉ qua 6 tháng, họ đã thay đổi vị trí công tác, và cảm thấy quãng thời gian đó đã đủ, họ đã biết tất thảy. Trên thực tế, họ cần giữ nguyên tại vị trí đã sắp xếp ổn định trong vòng ít nhất 3 năm để có được kinh nghiệm cần thiết. Họ cần phải làm đủ lâu để mắc sai lầm và có đủ thời gian để tự sửa sai.

- Nhân tố nào tạo nên thành công và danh tiếng của Tập đoàn Credit Suisse, trở thành một tập đoàn lớn, có thể cạnh tranh với những tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới?

- Chúng tôi có lịch sử 151 năm hoạt động đằng sau, làm nền. Nhờ đó, chúng tôi có nền tảng, sự kế tục và tiếp nối. Đó là sức mạnh. Chúng tôi có định hướng chiến lược, phân thành các giai đoạn kế tiếp, và tiếp nối truyền thống. Phát triển theo hình sin, nhưng luôn có sự kế tục, tiếp nối và theo hướng đi lên, để trở thành tập đoàn số 1.

Hai là, chúng tôi có nền tảng vốn to lớn. Đó là sức mạnh tiềm lực tài chính.

Ba là, chúng tôi có cơ sở trên toàn cầu. Chúng tôi có mặt ở tất cả các cơ sở quan trọng, đảm bảo hoạt động của mình.

Kết hợp với truyền thống, sức mạnh tiềm lực tài chính, hệ thống cơ sở rộng lớn của chúng tôi là thái độ cá nhân trong công việc. Đó cũng là một dạng truyền thống của doanh nghiệp. 150 năm trước, chúng tôi là doanh nghiệp chưa có tên tuổi. Lãnh đạo công ty đã phát triển từng bước ra các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Chúng tôi tự hào là mang những ý tưởng mới vào đời sống, thử nghiệm các sáng kiến.

Năm là, chúng tôi có đội ngũ cán bộ, nhân viên đông đảo với sự đa dạng về quốc tịch. Cán bộ của tập đoàn chúng tôi đến từ các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Khác biệt về quốc tịch, họ mang đến sự sáng tạo, mới mẻ và khác biệt.

Nhờ sự kết hợp của những nhân tố trên, chúng tôi trở thành một tập đoàn có sức hút lớn. Chúng tôi thu hút được những nhân lực giỏi từ bên ngoài về làm việc cho tập đoàn. Ngày nay, chúng tôi trở thành một trong số 25 ngân hàng lớn nhất thế giới, trong tổng số 70.000 ngân hàng trên toàn thế giới.

Chúng tôi không mong trở thành ngân hàng lớn nhất. Chúng tôi chưa bao giờ có tham vọng trở thành ngân hàng lớn nhất thế giới. Nhưng mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một ngân hàng đủ sức cạnh tranh, đủ lớn để có thể làm bất cứ hoạt động tài chính nào chúng tôi muốn, cạnh tranh với các ngân hàng trên thế giới, chiếm lĩnh được thị phần, thực hiện được những mục tiêu chiến lược bằng chính khả năng của bản thân.

Thách thức lớn nhất với một tập đoàn như chúng tôi là tìm đúng người cho đúng vị trí, đúng công việc.

VNN

Các tin tức khác

>   VF1 thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ (31/07/2007)

>   SeABank được thực hiện bao thanh toán (31/07/2007)

>   Doanh nghiệp cổ phần hóa, ngân hàng lo mất nợ (31/07/2007)

>   Thuế thu nhập: càng thảo luận càng rối (31/07/2007)

>   Lãi suất tiền gửi và dư nợ USD tăng, vì sao? (31/07/2007)

>   Đừng quên trái phiếu (31/07/2007)

>   NHC giải trình biến động giá cổ phiếu (31/07/2007)

>   SDN giải trình nguyên nhân tăng lợi nhuận Quý II/2007 so với Quý I/2007 (31/07/2007)

>   Đấu giá tài sản ở Việt Nam (31/07/2007)

>   Vốn vào chứng khoán: Chủ động là chủ yếu (31/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật