Thứ Ba, 10/07/2007 12:06

Khó đoạn tình với hàng Trung Quốc

Liên tục có các thông tin về hàng Trung Quốc bị bài xích tại một số nước trên thế giới. Tuy nhiên trên thực tế, "nói không" với hàng hóa của gã khổng lồ này cũng không phải là việc dễ dàng.

Hãng tin AP cho biết, năm ngoái, khoảng 15% trong tổng số 1,7 nghìn tỷ USD hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Làn sóng hàng hóa của xứ sở Vạn Lý Trường Thành đặc biệt gia tăng sau khi nước này trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào cuối năm 2001. Chỉ tính riêng năm 2006, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ gần gấp 3 lần so với 5 năm trước đó cộng lại.

Không riêng gì ở Mỹ, hàng hóa của Trung Quốc đã thâm nhập vào hầu hết các thị trường trọng điểm của thế giới. Từ những sản phẩm như TV, tủ lạnh, ôtô cho tới các mặt hàng như đồ chơi trẻ em, nến cưới hay đèn ngủ...đều có sự góp mặt của gã khổng lồ này.

Tuy nhiên thời gian gần đây, sau khi một loạt sản phẩm của Trung Quốc, từ kem đánh răng, đồ chơi cho tới hàng thủy sản bị cảnh báo về chất lượng, ở khu vực châu Mỹ đang dấy lên phong trào: "Nói không với hàng Trung Quốc".

"Tôi rất sợ chết, vì thế tôi sẽ thận trọng hơn với bất kỳ sản phẩm nào "made in China"", Joyce Simple, một người Mỹ, nói.

Emily Pokora, một sinh viên luật ở Phoenix, 24 tuổi, cũng cho biết, con mèo của cô hồi tháng 3 vừa qua đã bị ốm một trận "thập tử nhất sinh" sau khi ăn thức ăn nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cô luôn bị ám ảnh bởi chuyện này.

"Bạn phải đi ra cửa hàng nhưng cảm thấy không thể tin tưởng vào bất kỳ ai và luôn lo sợ liệu thức ăn mình mua về có đầu độc những con thú yêu của mình hay chính bản thân mình hay không", cô nói thêm.

Không dễ từ bỏ

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giá rẻ và mẫu mã phong phú là hai trong nhiều lợi thế của hàng Trung Quốc mà không phải quốc gia nào cũng có thể cạnh tranh. Sức hấp dẫn của hàng Trung Quốc nhiều khi lớn đến nỗi khách hàng không thể từ chối dù biết có thể ẩn chứa những nguy cơ.

Hãng Reuters kể một ví dụ về cô Sara Bongiorni - một phóng viên chuyên viết về kinh tế ở Baton Rouge, bang Louisiana, Mỹ. Sara và gia đình cô đã cố gắng thử "không sống chung với hàng Trung Quốc" trong một năm qua.

Trong thời gian đó, Bongiorni cho biết, cô cảm thấy ngay cả việc mua những món hàng rất đời thường như đôi giày mới hay thậm chí một món quà sinh nhật cũng trở thành "thách thức".

Cô khẳng định đây là một việc làm cực kỳ khó khăn. Sara mua một đôi giày của Trung Quốc, chất lượng không đến nỗi nào, giá lại rất phải chăng. Trong khi đó, mua một đôi giày của châu Âu chẳng hạn, giá đắt gấp 3-4 lần, thậm chí hơn thế mà mẫu mã lại không nhiều để lựa chọn. "Với những người có thu nhập trung bình thì hàng Trung Quốc đúng là một lựa chọn tốt", cô nói thêm.

Để kể về một năm đó, cô đã viết cuốn sách A year without 'Made in China' (Một năm không dùng hàng Trung Quốc). Cuốn sách dự kiến sẽ ra mắt trong một ngày gần đây.

Trung Quốc cảnh tỉnh

Trao đổi với chúng tôi bên lề hội chợ giao dịch hàng hóa Trung Quốc tại Việt Nam diễn ra tại Hà Nội cuối tuần qua, ông Huỳnh Trương Hoàng, phụ trách đoàn doanh nghiệp Trung Quốc tham gia hội chợ, thừa nhận trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, nếu "chơi không đẹp" sẽ bị loại ngay. Vì thế, các cơ quan quản lý Trung Quốc gần đây phải siết chặt hơn khâu kiểm tra chất lượng hàng hóa.

Ông cho biết mới đây, Trung Quốc đã đóng cửa 180 cơ sở sản xuất thực phẩm, thu hồi hàng chục giấy phép kinh doanh vì sử dụng nguyên liệu cấm như paraffin, formol để chế biến thực phẩm...

Theo ông Fu Xue Bin, Tổng giám đốc Công ty sản xuất ôtô Foshan LZY, từ tháng 3 năm nay, các cơ quan quản lý nhà nước của Trung Quốc cũng có những quy định mới liên quan tới chất lượng. Chẳng hạn như đối với việc quản lý hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất ôtô của Trung Quốc, khi muốn xuất khẩu hàng sang 3 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trở lên phải chứng minh sản phẩm hàng hoá đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Trong khi đó, phía doanh nghiệp Trung Quốc cho rằng chuyện một số doanh nghiệp bị phát hiện sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh".

Tổng giám đốc Công ty Dược Thái Bảo ở Lan Châu Vương Huy nhấn mạnh: "Không nên chỉ từ một vài sản phẩm của một số doanh nghiệp vi phạm mà có thể quy kết cho tất cả các loại hàng hoá khác của Trung Quốc đều không đảm bảo chất lượng. Công ty chúng tôi vẫn đang tiếp tục xuất khẩu hàng đều đặn sang Mỹ và Italy mà chưa gặp phải rắc rối nào bởi sản phẩm của chúng tôi đảm bảo mọi tiêu chuẩn cần thiết".

Vnexpress 

Các tin tức khác

>   APEC nỗ lực cứu vòng đàm phán Doha (10/07/2007)

>   Đuổi việc CEO sau 3 quý sa sút lợi nhuận (10/07/2007)

>   BOJ vẫn lạc quan về kinh tế Nhật Bản (10/07/2007)

>   Chứng khoán Nhật lên điểm kỷ lục (09/07/2007)

>   Hạ viện Nga thông qua dự thảo ngân sách giai đoạn 2008-2010 (09/07/2007)

>   Cuba và Nga tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng không dân dụng (09/07/2007)

>   China Investment Co. sẽ phát hành cổ phiếu vào tháng 9/07 (09/07/2007)

>   Boeing giới thiệu máy bay 787 (09/07/2007)

>   Dự trữ ngoại tệ Nhật Bản tháng 6/2007 tăng lên 913,57 tỷ USD (09/07/2007)

>   Người Mỹ khó khăn với việc sống thiếu hàng Trung Quốc (09/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật