Thứ Ba, 03/07/2007 18:05

Hồi hộp chờ… kết cục

Các cuộc đấu giá gian nan ở chỗ, việc xác định được giá đấu bình quân chưa phải là kết quả cuối cùng

Diễn biến các cuộc đấu giá cổ phần của những doanh nghiệp lớn như Đạm Phú Mỹ, Tập đoàn Bảo Việt… gần đây cho thấy, đấu giá cổ phần doanh nghiệp vào thời điểm này thật gian nan. Kết quả của các cuộc đấu giá trên đã tác động dây chuyền đến việc phát hành thêm cổ phiếu cũng như hoạt động đấu giá cổ phần của không ít doanh nghiệp khác.

Các cuộc đấu giá gian nan ở chỗ, việc xác định được giá đấu bình quân chưa phải là kết quả cuối cùng; nhà đầu tư có mua hết số cổ phiếu trúng giá hay không còn là câu chuyện dài phải theo dõi. Mặc dù được xác định không phải là doanh nghiệp thật sự hấp dẫn về hiệu quả hoạt động, nhưng với vị thế đầu ngành và thương hiệu lớn, cuộc đấu giá cổ phần Bảo Việt đã cuốn hút một lượng lớn nhà đầu tư, khiến những doanh nghiệp khác dự định đấu giá cổ phần vào cùng thời điểm phải tạm rút lui hoặc hoãn việc đấu giá.

Gần đây, nhiều nhà đầu tư đã biết chuyện một công ty trong lĩnh vực bất động sản với số vốn điều lệ chỉ có 40 tỷ đồng, dự định đấu giá cổ phần để tăng vốn lên 80 tỷ đồng nhằm thực hiện các dự án lớn. Phương án đấu giá đầu tiên khi thị trường còn nóng hổi, công ty chứng khoán đưa ra giá bảo lãnh phát hành là “7 chấm”, sau đó giảm xuống còn “5 chấm”, nhưng đến nay vẫn chưa quyết định chọn thời điểm phát hành. Công ty trên, với vốn chủ sở hữu thấp chưa chắc đã có khả năng đạt được giá đấu bình quân là “5 chấm”.

Trước tình hình thị trường như hiện nay, để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông, Tập đoàn Tân Tạo đã điều chỉnh đợt phát hành cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu từ không dưới 70.000 đồng/cổ phiếu xuống 10.000 đồng/cổ phiếu. Nhưng ngay cả khi bán cho cổ đông hiện hữu với giá bằng mệnh giá theo tỷ lệ 6:1, giá cổ phiếu của Tân Tạo trên sàn cũng tăng rất nhẹ.

Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện xong phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn, đưa cổ phiếu mới vào niêm yết và chốt thời gian nộp tiền của cổ đông trong tháng 6 đã hết sức lo lắng vì việc phát hành cổ phiếu mới sẽ làm giảm giá cổ phiếu trên thị trường và nhà đầu tư sẽ bán ra cổ phiếu cũ, “đè” giá cổ phiếu xuống sâu hơn. Cổ phiếu PAN trên sàn Hà Nội là một thí dụ. Giá cổ phiếu này đã giảm 20% so với mức giá 80.000 đồng/cổ phiếu sau đợt chia tách. Còn cổ phiếu SSI cũng đã rớt xuống 153.000 đồng. Đây đều là những doanh nghiệp tốt có lợi nhuận cao, nhưng cũng không giữ nổi giá sau các đợt phát hành và chuẩn bị đưa cổ phiếu mới vào niêm yết. Một số doanh nghiệp khác hiệu quả vừa phải, hầu như không giữ được mức giá sau khi phát hành cổ phiếu tăng vốn.

Trước tình hình trên, một số doanh nghiệp khác chuẩn bị phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) sẽ phải chuẩn bị một kế hoạch thu hút nhà đầu tư. Dường như doanh nghiệp nào cũng chờ đến thời điểm quý III trở đi để thực hiện kế hoạch đấu giá cổ phần và phát hành thêm cổ phiếu với hy vọng sức mua trên thị trường được cải thiện, bởi nếu không duy trì mức giá đấu giá cổ phần bình quân ở mức tương đối, thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với sức ép ghê gớm khi các cổ đông cũ đã mua cổ phiếu trên thị trường OTC với giá cao, sẽ bán tháo cổ phiếu để cắt lỗ.

ĐTCK

Các tin tức khác

>   Bảo Việt ''thở phào'' (03/07/2007)

>   Bán đấu giá cổ phần Cty Cấp nước Bà Rịa Vũng Tàu (03/07/2007)

>   Vì sao Minh Phú chọn Temasek? (03/07/2007)

>   Vincom giải trình về hai dự án (02/07/2007)

>   HSSC Thông báo thay đổi Chủ Tịch HĐQT (02/07/2007)

>   Kết quả bán đấu giá CP Cty Thủy điện Thác Mơ (02/07/2007)

>   Hơn 500 công ty đã đăng ký làm công ty đại chúng (02/07/2007)

>   Cổ phiếu ngân hàng trượt giá mạnh (02/07/2007)

>   Thị trường CP tài chính - ngân hàng: Băng sẽ tan? (02/07/2007)

>   Thành lập Cty tài chính hoá chất (02/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật