Thứ Năm, 26/07/2007 07:21

Giá cả vẫn “lù lù” tiến lên!

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 7-2007 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng ở mức kỷ lục, thêm 0,94%. Phải chi tiền nhiều hơn nhưng hàng hóa mua được lại “teo tóp” đi. Vấn đề này đang làm đau đầu các bà nội trợ và cả doanh nghiệp.

Sợ... đi chợ!

Chỉ số giá tiêu dùng leo thang khiến không ít bà nội trợ “méo mặt” vì chi phí sinh hoạt cứ “đội” lên những khoản không tên không thể không chi. “Giá cứ leo thang đùng đùng vậy chắc... chết quá. Đi chợ ngày  nào cũng vượt định mức 20.000 - 30.000 đồng kiểu này thì lấy gì bù vào cho đủ” - chị Nguyễn Ngọc Hoa, nhân viên kế toán Công ty TNHH Ngọc Long (Q. 1, TP.HCM), than thở. Theo chị Hoa, lúc trước cả nhà bốn miệng ăn đi chợ chỉ cần 60.000 đồng là tương đối đầy đủ, “nhưng giờ cầm 60.000 đồng chẳng biết mua gì, nửa ký thịt heo đã mất đứt gần 30.000 đồng, trong khi lúc trước chỉ khoảng hai mươi mấy ngàn là được nửa ký rồi”.

Gia đình chị Đặng Hoàng Thủy, nhân viên văn phòng khu vực Q.4, TP.HCM, lại “khó thở” hơn khi có hai con đang ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học, “nội tiền sữa cho hai đứa nhỏ cả tháng đi đứt hơn triệu bạc. Bây giờ sữa lại tăng giá nên phải bù thêm ít nhất 300.000 - 400.000 đồng, tốn hết 1/5 lương hằng tháng nữa mới đủ mua sữa cho con uống”. Hầu hết các bà nội trợ khi được hỏi đều thừa nhận rất ngán đi chợ, vì  cứ xách giỏ đi vòng vòng không biết mua gì, đụng vào cái gì giá cũng tăng vù vù nên ớn quá!

Đừng thêm dầu vào lửa

Ông Ngô Trí Long (Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả - Bộ Tài chính) cho rằng để kiềm chế tốc độ tăng CPI trong các tháng tới, yếu tố quan trọng nhất cần khống chế là yếu tố tâm lý. “Trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng hiện nay mà TP.HCM quyết định tăng giá nước thì thật không ổn. Quyết định này chẳng khác gì đẩy thêm sức nóng mặt bằng giá lên vai người tiêu dùng” - ông Long nói.

Theo ông Long, cách tốt nhất để làm “hạ nhiệt” CPI trong các tháng tới là sự chủ động của từng doanh nghiệp sản xuất trong phương thức quản lý doanh nghiệp, cũng như sự quản lý điều hành ở từng địa phương trong các quyết định điều chỉnh giá. “Tốt hơn hết là đừng đổ thêm dầu vào lửa khi vẫn có thể kiểm soát được tình hình” - ông Long nói. 

Lương thực tăng đến 15,03%

Trong các nhóm mặt hàng tăng giá mạnh thì hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng nhiều nhất, 11,13% so với tháng 7-2006. Trong nhóm này lương thực tăng 15,03%, thực phẩm tăng 10,06%. Nếu so với tháng 6-2007 thì thực phẩm cũng tăng đến 2,29%, một số tỉnh thành còn tăng cao hơn như Hải Phòng 6,95%, Thái Nguyên 3,32%. Nhóm mặt hàng thứ hai tăng giá mạnh là nhà ở và vật liệu xây dựng với 10,93% so với tháng 7-2006. Các nhóm khác như dược phẩm, y tế hay giáo dục cũng đều tăng 4-8%.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 7-2007 tiếp tục tăng mạnh, tăng 0,94% so với tháng sáu và tăng 8,39% so với cùng kỳ năm 2006. Đây là tháng CPI tăng mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay.

Tuoi tre

Các tin tức khác

>   SAP SummIT lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam (26/07/2007)

>   Những doanh nghiệp nào sản xuất nước tương sạch và an toàn? (26/07/2007)

>   Khuyến khích DN nước ngoài đầu tư phát triển nguồn điện (26/07/2007)

>   Tập đoàn đóng tàu Nhật mở công ty thiết kế tại VN (26/07/2007)

>   Kim ngạch xuất khẩu của VN sang Inđônêxia tăng 70% (26/07/2007)

>   Thủ tướng: Tập trung thực hiện kế hoạch phát triển năm 2007 (26/07/2007)

>   7 nhóm hàng xuất khẩu đã vượt 1 tỷ USD (25/07/2007)

>   Bỏ của, chạy lấy người: Thêm một doanh nghiệp FDI tại Đà Nẵng chấm dứt hoạt động (25/07/2007)

>   TP HCM sẽ tăng giá nước (25/07/2007)

>   Hàn Quốc hỗ trợ VN 326 triệu USD giai đoạn 2007-2009 (25/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật