Thứ Ba, 17/07/2007 18:44

Doanh nghiệp lớn, lỗ lớn

Đại gia xe hơi Mỹ General Motors đứng thứ năm trong bảng xếp hạng 500 hãng có doanh thu lớn nhất thế giới (Global 500) do Fortune bình chọn, song năm ngoái lại lỗ tới 2 tỷ USD.

Trong danh sách Global 500 mà Fortune vừa công bố, nhiều tên tuổi lớn cũng thua lỗ cả chục tỷ đôla Mỹ trong năm 2006. Dưới đây là 10 ví dụ điển hình.

1. Ford Motor

Thứ hạng trong Global 500: 12. Trong năm 2006, Ford lỗ 12,6 tỷ USD. Người tiêu dùng không còn hào hứng với những chiếc xe bán tải - thế mạnh của Ford. Đây là lý do khiến hãng ôtô lớn thứ 3 thế giới lỗ lớn trong năm 2006.

2. Vodafone

Thứ hạng trong Global 500: 95. Dù lỗ 10,3 tỷ USD trong năm 2006, nhưng đó lại được coi là một “bước tiến” của tập đoàn viễn thông Anh quốc này, vì năm trước họ còn lỗ nhiều hơn thế. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh về giá từ phía các tên tuổi mới nổi trên thị trường Ý và Đức.

3. Delta Air Lines

Thứ hạng trong Global 500: 429. Giá nhiên liệu leo thang và hiệu ứng hậu 11/9 đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của hãng hàng không Delta trong năm 2006, khiến hãng lỗ tới 6,2 tỷ USD.

4. Delphi

Thứ hạng trong Global 500: 253. Năm ngoái, Delphi lỗ 5,5 tỷ USD. Đã tách khỏi General Motors được 8 năm, nhưng Delphi vẫn còn nhiều phụ thuộc vào tập đoàn ôtô lớn nhất nước Mỹ với tư cách là hãng cung cấp phụ tùng chính.

5. General Motors

Thứ hạng trong Global 500: 5. Lỗ năm 2006: 2 tỷ USD.

Bằng việc cắt giảm nhân công và đóng cửa bớt nhà máy, năm 2006 GM bị lỗ ít hơn so với năm 2005, khi hãng lỗ tới 10,4 tỷ USD. Tuy nhiên, thị phần của GM tại Mỹ giảm liên tiếp trong 2 năm qua do người tiêu dùng chuyển hướng sang mua các loại xe nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu hơn của các hãng châu Á.

6. Coca-Cola

Thứ hạng trong Global 500: 354. Lỗ năm 2006: 1,1 tỷ USD.

Trước sức ép cạnh tranh ngày một lớn, hãng nước ngọt lớn nhất thế giới Coca-Cola Enterprises lỗ lớn trong năm 2006 và trong thời gian tới có thể sẽ phải cắt giảm nhân công để giảm lỗ.

7. TUI Group

Thứ hạng trong Global 500: 256. Lỗ năm 2006: 1,1 tỷ USD.

Năm ngoái, tập đoàn TUI của Đức đã phải bán toàn bộ hoạt động chế tạo để chỉ tập trung vào lĩnh vực đóng tàu và du lịch. Sự suy giảm của thị trường du lịch thế giới trong bối cảnh bất ổn chính trị hiện nay là một phần nguyên nhân thua lỗ của TUI, hãng du lịch lớn nhất châu Âu, nhưng chi phí cải-tổ-một-lần quá lớn mới là nguyên nhân chính.

8. Lear

Thứ hạng trong Global 500: 407. Lỗ năm 2006: 708 triệu USD.

Là hãng cung cấp nội thất lớn nhất ở Mỹ cho xe bán tải và SUV, không có gì ngạc nhiên trước việc Lear làm ăn thất bát trong năm 2006, khi các hãng ôtô giảm sản lượng dòng xe này.

9. CPC

Đơn vị nhập khẩu dầu khí thuộc sở hữu nhà nước này là doanh nghiệp lớn nhất Đài Loan. Năm ngoái, biến động của giá nhiên liệu đã khiến CPC có một năm “vất vả” mới có đủ hàng để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, đặc biệt là đối với khí đốt tự nhiên. Giá cả leo thang khiến chi phí của CPC tăng vọt, đẩy hãng vào tình trạng thua lỗ. Mấy năm gần đây, CPC đã mua quyền khai thác nhiều mỏ dầu khí ở Chad, Ecuador, và Indonesia.

10. Sanyo Electric

Thứ hạng trong Global 500: 356. Lỗ năm 2006: 388 triệu USD.

Mấy năm gần đây, hãng điện tử Sanyo của Nhật Bản không thể tăng thị phần của các mặt hàng đang bán chạy như điện thoại di động và pin, do vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt về giá của các công ty Trung Quốc và Hàn Quốc. Để giảm lỗ, không còn cách nào khác, Sanyo phải “thắt lưng buộc bụng”. Năm 2006, công ty đã cắt giảm 14.000 lao động và bán cổ phần trong liên doanh sản xuất màn hình LCD với hãng Seiko Epson. Sanyo đang tiếp tục rao bán hoạt động sản xuất chất bán dẫn.

(Theo Fortune, Dân Trí)

Các tin tức khác

>   Nike kiện các hãng giày Trung Quốc và siêu thị Pháp (17/07/2007)

>   Trung Thành thu hồi toàn bộ nước tương Gà trống vàng (17/07/2007)

>   Giá dầu thế giới vượt 74 USD/thùng (17/07/2007)

>   Tin vắn kinh tế (17/07/2007)

>   Trung Quốc phát triển động cơ ô tô điện (17/07/2007)

>   Doanh nghiệp Mêhicô đề nghị tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với giầy của Trung Quốc (17/07/2007)

>   FDI vào Trung Quốc tăng 12% trong 6 tháng đầu năm 2007 (17/07/2007)

>   Châu Á: 50 tỷ USD cổ phiếu chờ phát hành (17/07/2007)

>   Chuyện khởi nghiệp của một tỷ phú truyền thông (17/07/2007)

>   Nippon Steel và Arcelor Mittal tăng cường liên minh (17/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật