Thứ Ba, 17/07/2007 16:18

Châu Á: 50 tỷ USD cổ phiếu chờ phát hành

Châu Á sẽ chứng kiến một năm bận rộn khi lượng cổ phiếu, trái phiếu phát hành mới được dự báo sẽ đạt giá trị khoảng 50 tỷ USD trên các TTCK đang phát triển nhanh tại đây. Tuy nhiên, việc phát hành hay niêm yết ồ ạt cổ phiếu cũng khiến các chuyên gia tài chính lo ngại về một cuộc khủng hoảng tài chính nếu dòng tiền này ồ ạt rút khỏi châu Á.

Hãng cung cấp thông tin tài chính Thomson Financial có trụ sở tại Mỹ cho biết, Trung Quốc tiếp tục là thị trường phát hành cổ phiếu lớn tại châu Á. Từ đầu năm đến nay, TTCK Trung Quốc đã huy động được lượng vốn lớn gấp đôi thị trường Luân Đôn, trung tâm tài chính lớn trên thế giới.

Các dữ liệu của Thomson Financial cho thấy, châu Á (trừ Nhật Bản) đang sắp trải qua giai đoạn bận rộn kỷ lục trong việc huy động vốn với hàng loạt công ty sẽ niêm yết ở những TTCK đang phát triển như Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ và Việt Nam. Theo Thomson Financial, TTCK Trung Quốc sẽ huy động được khoảng 25,5 tỷ USD, chiếm một nửa thị trường châu Á, từ việc niêm yết cổ phiếu của các công ty, tiếp bước quá trình huy động vốn đã rất thành công trong nửa đầu năm nay, thời điểm mà Trung Quốc lọt vào danh sách 10 thị trường lớn nhất trên thế giới.

China Citic Bank, ngân hàng lớn thứ 7 của Trung Quốc, vào tháng 4/2007 đã “nuốt gọn” 5,95 tỷ USD khi tiến hành bán cổ phiếu tại cả TTCK Thượng Hải và Hồng Kông, đánh dấu đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất thế giới kể từ đầu năm tới nay. China Citic Bank cho biết, họ đạt được kết quả trên là nhờ nhu cầu ngày càng tăng mạnh của nhà đầu tư. Trong đợt phát hành IPO nói trên, ngân hàng này đã bán 2,3 tỷ cổ phiếu loại A tại TTCK Thượng Hải với giá 5,8 NDT/cổ phiếu (80 UScent/cổ phiếu) và 4,9 tỷ cổ phiếu loại H tại TTCK Hồng Kông với giá 5,86 đôla Hồng Kông/cổ phiếu (71 UScent/cổ phiếu).

Hãng Thomson Financial cũng cho biết, Trung Quốc sẽ vượt qua Hồng Kông, một trung tâm tài chính ở châu Á, về khả năng huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu từ nay đến cuối năm do chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát hành cổ phiếu tại TTCK Thượng Hải, hoặc niêm yết kép, thay vì chỉ niêm yết tại Hồng Kông như trước đây. Các con số cũng cho hay, TTCK Thượng Hải ngày càng trở nên hấp dẫn các công ty trong việc niêm yết cổ phiếu sau khi có những dấu hiệu cho thấy, các thị trường tài chính lớn như New York hay Luân Đôn không còn hấp dẫn công ty Trung Quốc niêm yết tại đây nữa.

Brilliance China Automotive Holdings Ltd, một công ty sản xuất xe hơi của Trung Quốc và là công ty Trung Quốc đầu tiên niêm yết ở nước ngoài, đã quyết định rút khỏi sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) với lý do, lượng giao dịch của họ tại đây quá thấp, trong khi chi phí giao dịch lại cao.

Với việc rút khỏi sàn, cổ phiếu của Brilliance China Automotive Holdings Ltd từ nay vẫn có thể được mua bán ở Mỹ, nhưng chỉ thực hiện tại thị trường OTC, trong khi đó, cổ phiếu của hãng xe này vẫn tiếp tục được giao dịch tại sàn chứng khoán Hồng Kông, nơi họ bắt đầu niêm yết từ năm 1999.

Ngày 29/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã biểu quyết thông qua đề nghị của Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu đặc biệt với số lượng 1,55 ngàn tỷ NDT (tương đương 204 tỷ USD) để đầu tư vào Công ty Đầu tư ngoại hối Nhà nước.

Theo kế hoạch, công ty này sẽ đăng ký thành lập vào tháng 8 và bắt đầu hoạt động từ tháng 9/2007. Đầu năm 2007, Trung Quốc đã quyết định thành lập công ty này để đa dạng hoá đầu tư từ lượng dự trữ ngoại hối quốc gia, vốn đã lên tới 1,3 ngàn tỷ USD vào cuối tháng 6/2007.

Trước làn sóng phát hành cổ phiếu và trái phiếu ồ ạt từ nay tới cuối năm, các chuyên gia tài chính cho rằng, cần thiết phải thành lập một quỹ tiền tệ riêng cho châu Á như là Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để đối phó nhanh hơn với những tình huống xấu hay khủng hoảng có thể xảy ra khi các quỹ đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra khỏi thị trường như đã từng xảy ra cách đây 10 năm.

Theo họ, quỹ tiền tệ cho riêng châu Á là cần thiết, khi vai trò của IMF ngày càng tỏ ra chậm trễ trong việc đối phó với những cuộc khủng hoảng tài chính lớn như năm 1997 tại châu Á. Chưa kể, uy tín của tổ chức này cũng đang giảm sút khi bị nhiều nước thành viên chỉ trích là công cụ đắc lực cho các nước phát triển áp đặt những quy định không có lợi cho các nước đang phát triển.

ĐTCK

Các tin tức khác

>   Chuyện khởi nghiệp của một tỷ phú truyền thông (17/07/2007)

>   Nippon Steel và Arcelor Mittal tăng cường liên minh (17/07/2007)

>   Lợi nhuận quý 2 của GE đạt 5,4 tỷ USD (17/07/2007)

>   Trung Quốc thâm hụt thương mại đối với Đông Á (17/07/2007)

>   Mỹ: Lòng tin của người tiêu dùng sụt giảm mạnh (17/07/2007)

>   Nông dân Mỹ lo ngại bị cắt giảm bớt trợ cấp (17/07/2007)

>   IEA : OPEC cần tăng sản lượng dầu mỏ (17/07/2007)

>   Tỷ phú giàu nhất thế giới bị điều tra (16/07/2007)

>   Lợi nhuận của Samsung giảm 5% trong quý II/07 (16/07/2007)

>   General Electric đạt lợi nhuận 5,4 tỷ USD trong quý II/07 (16/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật