Thứ Hai, 02/07/2007 06:50

Đi xuất khẩu lao động: cẩn thận kẻo bị lừa!

Thời gian gần đây đã xảy ra hàng loạt vụ lừa đảo xuất khẩu lao động (XKLĐ) từ Bắc chí Nam. Tại TP.HCM, công an vừa bắt giam "cò" Trần Văn Toàn và đang chuẩn bị vạch mặt một "cò" khác ở H.Củ Chi. Vì sao vẫn còn nhiều người bị lừa? Bà Đinh Kim Hoàng - Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết:

Tình trạng lừa đảo người đi XKLĐ đã có từ lâu. Những chiêu lừa của "cò" thật ra cũng không mới mẻ gì. Nhưng điều đáng nói là nó xảy ra ngày một nhiều hơn, táo tợn hơn. Ngay như việc XKLĐ qua Hàn Quốc, chỉ có các sở LĐ-TB-XH địa phương thực hiện, các công ty XKLĐ trong nước cũng không được phép thực hiện chương trình này, vậy mà "cò" cũng có cách để lừa. Số nạn nhân bị sập bẫy chúng ngày một nhiều. Nguyên nhân vẫn là người lao động thiếu tìm hiểu, thiếu thông tin, kèm theo đó là tâm lý nôn nóng muốn đi cho nhanh mà không cần phải qua đào tạo, không cần thi tuyển. Trong vụ "cò" Trần Văn Toàn vừa qua, chúng tôi thật sự bất ngờ. Sau đợt kiểm tra tiếng Hàn, chúng tôi tập hợp 171 người trúng tuyển, phổ biến một lần nữa những việc phải làm trước khi đi, trong đó có việc chuẩn bị gần 1.000 USD thì có không ít người tá hỏa rằng mình bị lừa. Sau khi anh S. đứng ra tố giác "cò" Toàn, có 5 người khác cũng làm đơn tố cáo đã bị một bà tên Lành hứa hẹn "gửi gắm" họ đi Hàn Quốc với cái giá 6.000-7.000 USD/người. Họ đã đưa trước cho bà Lành mỗi người 1.000 USD và 6 triệu đồng. Vì sao "cò" có thể tung hoành được, theo tôi một phần là do chính người đi XKLĐ.

* Theo bà, người đi XKLĐ cần làm gì để không bị lừa?

- Bà Đinh Kim Hoàng: Như đã nói, tất cả những quy định liên quan đến XKLĐ đều đã được phổ biến, tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Muốn biết công ty A, công ty B có chức năng XKLĐ hay không, điều kiện là gì, tuổi tác ra sao, tiền chi phí ban đầu bao nhiêu, thời hạn hợp đồng, thị trường nào cần ngành nghề gì, lương bao nhiêu, các khoản phải trích nộp, phong tục tập quán nước muốn đến ra sao..., tất cả những điều này các cơ quan quản lý lao động đều nắm rất rõ. Muốn đi XKLĐ, tốt hơn hết là trực tiếp tìm đến cơ quan quản lý lao động để được giúp đỡ, tìm hiểu. Trong mọi trường hợp, nhất thiết không qua trung gian, không nghe lời của môi giới. Tại TP.HCM, người lao động có thắc mắc, cần biết những thông tin về XKLĐ có thể liên hệ với Sở LĐ-TB-XH tại 159 Pasteur, P.6, Q3, chúng tôi sẽ trả lời.

Thanhnien

Các tin tức khác

>   Kuwait muốn đầu tư lớn vào VN (02/07/2007)

>   Làm gì để phát triển làng nghề? (02/07/2007)

>   Thị trường bán lẻ: Việt Nam thụt lùi (01/07/2007)

>   Dung Quất: “trái tim” đang đập (01/07/2007)

>   Viettel là DN chiếm thị phần khống chế dịch vụ điện thoại di động (01/07/2007)

>   Hải Phòng: Bàn giao tàu chở hàng cho tập đoàn Nhật (01/07/2007)

>   Tỉnh Sêkoong muốn thu hút đầu tư từ Việt Nam (01/07/2007)

>   Khởi công khách sạn 5 sao Hà Nội Plaza (01/07/2007)

>   Khởi công xây dựng nhà máy thuỷ điện A Lưới (01/07/2007)

>   Tổng Công ty Nam Triệu đóng tàu cho tập đoàn Anh (01/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật