Thứ Năm, 12/07/2007 11:34

Đằng sau việc thép tăng giá: Sự thật nào?

Trong 2 tháng qua giá thép trên thị trường trong nước liên tục tăng, tính đến nay, giá thép đã chênh so với cuối tháng 5/2007 tới 2 triệu đồng/tấn. Thông tin từ một số doanh nghiệp cho biết giá thép sẽ còn tăng trong thời gian tới. Điều này thực sự đáng báo động!

Liên tục tăng giá

Cụ thể, cuối tuần qua, giá thép trên địa bàn TP.HCM đã tăng lên trung bình 150.000-250.000 đồng/tấn khi đồng loạt các công ty như Vina Kyoei, Thép miền Nam, Pomina đều bắt đầu áp dụng giá mới. Với giá mới, thép cuộn đạt mức từ 9,35-9,68 triệu đồng/tấn, thép cây 10,2 triệu đồng/tấn.

Giải thích lý do vì sao giá thép liên tục tăng trong 2 tháng qua, ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết là do giá phôi thép nhập khẩu tăng. Từ 1/6/2007, Trung Quốc đã tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 10% lên 15%. Tính bình quân trong tháng 6/2007 giá phôi thép nhập khẩu là 513 USD/tấn, so với giá bình quân năm 2006 đã tăng tới 124 USD/tấn, cộng với thuế nhập khẩu, chí phí vận chuyển và 50 USD chi phí cán, cùng 5% thuế VAT, giá xuất xưởng chưa tính phí vận chuyển nội địa và hoa hồng đại lý đã là 10.132.709 đồng/tấn. Nếu mua phôi thép sản xuất trong nước thì hiện nay giá bán phải trả tiền trước cũng là 9,5 triệu đồng/tấn, không khác gì so với phôi thép nhập khẩu, vì vậy giá thép tăng.

Nhưng thực tế có đúng như vậy?

Đằng sau việc thép tăng giá: Sự thật nào?

Một số ý kiến cho rằng việc Trung Quốc quyết định tăng thuế suất thuế nhập khẩu phôi thép từ 10% lên 15% và đánh thuế với thép thành phẩm xuất khẩu 10% bắt đầu từ 1/6/2007 đã được các doanh nghiệp biết từ trước đó. Để tránh phải mua phôi và thép thành phẩm giá cao từ Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam đã ồ ạt nhập khẩu thép và phôi thép trong tháng 5/2007.

Cụ thể, theo số liệu mà Hiệp hội Thép cung cấp, 6 tháng đầu năm 2007 lượng phôi thép nhập khẩu là 1.083.000tấn, trong đó, riêng tháng 5, lượng phôi thép nhập về đã lên tới 375.000 tấn. Tháng 6/2007 chỉ nhập có 121.000 tấn (tính cả các hợp đồng đã ký trong tháng 5 nhưng tháng 6 mới về). Như vậy có thể nói các doanh nghiệp đã tích trữ khá nhiều phôi thép nhập khẩu từ trước đó với giá thấp (tháng 5/2007 giá phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam chỉ ở mức 485 USD/tấn). Và các doanh nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng nguồn phôi nhập từ tháng 5 để sản xuất thép. Nhưng sau 1/6/2007 khi giá phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc tăng thì các doanh nghiệp cũng tăng giá theo với lý do giá phôi tăng thép tăng.

Bên cạnh đó một số doanh nghiệp có dây chuyền cán thép hiện đại tiết kiệm năng lượng và nguyên liệu đầu vào nên chi phí cán cho 1 tấn thép dưới 50 USD, cụ thể  như công ty Vinakyoei (Việt - Nhật) chi phí cán 1 tấn thép chỉ trên 30 USD nhưng vẫn tăng giá bán như các công ty khác cũng là điều cần xem xét. Chỉ cần doanh nghiệp này không tăng giá bán thì các doanh nghiệp khác cũng khó có thể tăng giá bán.

Cũng nên biết rằng, trước 1/6/2007 thép thành phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam có giá bán thấp hơn giá thép trong nước tới 300.000 đồng/tấn và các doanh nghiệp trong nước khi đó chỉ bán ở mức trên 8 triệu đồng/tấn thì cũng không có doanh nghiệp nào bị thua lỗ. Vậy nhưng khi Trung Quốc tăng thuế suất thuế nhập khẩu với thép thành phẩm và phôi thép xuất khẩu  thì các đoanh nghiệp thép Việt Nam đã liên tục tăng giá.

Tin từ một doanh nghiệp thép cho biết, hiện nay giá phôi thép Trung Quốc chào bán sang Việt Nam đã bắt đầu giảm. Nếu 1 tuần trước giá phôi thép còn ở mức giá 9,5 triệu đồng/tấn về tới cảng Việt Nam, thì nay chỉ còn 9,3 tới 9,35 triệu đồng/tấn, vậy nhưng giá thép trong nước không hề giảm. Nhiều doanh nghiệp thép vẫn đang tuyên bố rằng sẽ còn tăng giá trong thời gian tới, liệu có phải là điều bất bình thường?

VietNamNet

Các tin tức khác

>   Đất vẫn là “rào cản” lớn nhất (12/07/2007)

>   Giá cả leo thang, người tiêu dùng gồng mình (12/07/2007)

>   "Nếu không muốn trả giá vì xây khu công nghiệp..." (12/07/2007)

>   Hơn 16 triệu người Việt Nam dùng Internet (12/07/2007)

>   Bộ Y tế: Phạt nặng tệ kê đơn thuốc hưởng hoa hồng (12/07/2007)

>   Các quỹ đầu tư nước ngoài: Sẵn sàng "đổ tiền" vào các doanh nghiệp CNTT (12/07/2007)

>   Nguyễn Văn Mười Hai làm lại cuộc đời (12/07/2007)

>   Xây dựng kế hoạch hành động chi tiết khi VN là thành viên WTO (12/07/2007)

>   IDG mỗi tháng thêm một dự án mới (12/07/2007)

>   Việt Nam sẽ là điểm nóng outsourcing trong 5 năm tới (12/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật