Thứ Tư, 04/07/2007 16:31

Dân Mỹ khó tránh hàng "Made in China"

Người tiêu dùng tại Mỹ có thể thoát khỏi những nguy cơ mà hàng hóa Trung Quốc có gây ra nếu họ khôn ngoan hơn và mua những sản phẩm không chứa những thành phần có nguồn gốc từ nước này. Nhưng xem ra, việc này gần như là điều không thể.

Hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý lớn của công luận sau vụ thức ăn vật nuôi do Trung Quốc sản xuất bị coi là nguyên nhân dẫn tới cái chết của một số chó mèo ở Bắc Mỹ. Tiếp đó là vụ kem đánh răng Mr. Cool của Trung Quốc có chứa độc tố. Rồi gần đây nhất là vụ lốp xe Trung Quốc bị thu hồi tại Mỹ và Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cảnh báo về thủy sản nuôi trồng của Trung Quốc có dư lượng chất kháng sinh bị cấm.

Trước hàng loạt cảnh báo, một gia đình người Mỹ đã đi tới một loạt cửa hàng tại nước này để tìm mua các mặt hàng không có xuất xứ Trung Quốc. Hãy theo dõi cuộc hành trình của họ.

Đầu tiên, cả gia đình này vào một cửa hàng giày có tên J.C. Penney để tìm một đôi giày trẻ em mùa hè có mức giá phải chăng cho cậu con trai. Ngay lập tức, họ phát hiện ra việc tìm một đôi giày không “Made in China” là một nhiệm vụ không hề dễ chút nào. Giày Adidas “Made in China”, giày Sketchers “Made in China” và cả giày Reebok cũng “Made in China” nốt.

Cuối cùng, sau một hồi tìm kiếm, họ cũng nhặt ra được một số đôi giày hiệu New Balance, một công ty vẫn sản xuất giày chạy thể thao tại Mỹ. Tuy nhiên, vài đôi trong số đó vẫn là “Made in China” và chỉ có 3 đôi có ghi “Sản xuất tại Mỹ bằng vật liệu nhập khẩu.” Như vậy cũng tạm ổn và cậu con trai đã chọn một trong số 3 đôi giày này.

Tiếp theo cửa hàng giày, cả nhà cùng đến cửa hàng tạp hóa Hy-Vee. Tại đây, việc tìm kiếm hàng không phải “Made in China” tại cửa có vẻ như không phải là một thách thức. Tuy nhiên, đây chỉ là sự vui mừng của những người tiêu dùng thiếu thông tin.

Những sản phẩm ở gian hóa mỹ phẩm có xuất xứ rõ ràng hơn so với ở gian thực phẩm. Trên nhãn hiệu của dầu gội đầu Suave, xà bông Dial, giấy ăn Kleenex, túi Ziplog, cốc Solo, xà phòng Tide, nước rửa bát Dawn, vv đều ghi “Made in USA” mặc dù không nêu cụ thể thành phần có xuất xứ từ đâu.

Các sản phẩm kem đánh răng khiến cả nhà bối rối hơn cả. Trên bao bì kem đánh răng AquaFresh có ghi “Made in USA” nhưng bao bì của kem đánh răng Crest hay Colgate chỉ ghi tên công ty sản xuất và phân phối sản phẩm là Proter & Gamble và Colgate-Palmolive.

Trên website của mình, Procter & Gamble đã thông báo kem đánh răng Crest của hãng có mặt tại các cửa hàng ở Mỹ được sản xuất tại Bắc Mỹ chứ không phải Trung Quốc. Còn Colgate Palmolive thì cho biết kem đánh răng Colgate của hãng là an toàn cho dù có được công ty sản xuất ở đâu.

VNE

Các tin tức khác

>   Hồng Kông trở thành thị trường IPO lớn thứ 2 thế giới (04/07/2007)

>   Hồng Kông: Nền kinh tế tự do nhất thế giới (04/07/2007)

>   2007: Trung Quốc tiêu thụ dầu mỏ lên tới 350 triệu tấn (04/07/2007)

>   Blackstone mua lại tập đoàn khách sạn Hilton với giá trị 20 tỷ USD (04/07/2007)

>   Nhật lại đối mặt với nguy cơ giảm phát (04/07/2007)

>   Bill Gates chính thức mất ngôi giàu nhất về tay Carlos Slim (04/07/2007)

>   Mỹ ngăn chặn nhập khẩu hải sản từ Trung Quốc (04/07/2007)

>   Panama và Mỹ ký kết FTA song phương (04/07/2007)

>   Đầu tư nước ngoài vào Anh tăng hơn 30% năm 2006 (03/07/2007)

>   Kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 10,8% trong năm 2007 (03/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật