Thứ Ba, 03/07/2007 23:18

Đầu tư nước ngoài vào Anh tăng hơn 30% năm 2006

Theo báo cáo hàng năm về "Giám sát đầu tư Châu Âu" của công ty Ernst & Young (E&Y), tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Anh trong năm 2006 đã tăng hơn 30% so với năm 2005, giúp nước này duy trì vị trí dẫn đầu về thu hút đầu tư nước ngoài ở Châu Âu, chủ yếu nhờ số dự án từ Ấn Độ vào Anh tăng mạnh.

Năm 2006, Anh đã thu hút 686 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới, tăng 127 dự án so với năm 2005, chiếm 20% tổng số dự án nước ngoài vào Châu Âu, và góp phần tạo khoảng 211.000 việc làm mới. Trong số này, Mỹ -nhà đầu tư truyền thống lớn nhất vào Châu Âu nói chung và Anh nói riên - chiếm gần 300 dự án. Tuy nhiên, trong năm qua, số dự án do các công ty Ấn Độ rót vào Châu Âu đã tăng 53%, trong đó vào Anh tăng 66%.

Luân Đôn là địa bàn thu hút các dự án đầu tư nước ngoài chủ chốt vì các công ty nước ngoài thường thành lập các văn phòng chi nhánh hoặc chuyển trụ sở của họ về thành phố này.

E&Y cho hay, FDI vào Luân Đôn và khu vực Đông Nam nước Anh đã tăng vững từ mức tăng gần 30% năm 1997 lên trên 50% năm 2006, với trên 361 dự án mới trong năm qua. Luân Đôn cũng là thành phố đứng đầu Châu Âu về thu hút FDI, với tổng số vốn FDI tăng 40% năm 2006. Năm 2006, thị trường chứng khoán Luân Đôn đã thu hút 7,1% tổng số FDI vào châu Âu, tăng 1,3% so với năm 2005.

Ông Nigel Wilcock, Giám đốc phát triển khu vực của E&Y, nhận định Luân Đôn và khu vực Đông Nam nước Anh thực sự đang được hưởng lợi từ nguồn vốn đầu tư tăng mạnh hơn bất kỳ thành phố nào ở Châu Âu".

Báo cáo của E&Y cũng nêu rõ, nhìn chung, Châu Âu tiếp tục là địa điểm thu hút đầu tư nước ngoài với số dự án tăng 15% , từ 3.066 dự án năm 2005 lên 3.531 dự án năm 2006. Các nước Tây Âu là những nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài lớn nhất, trong đó Đức, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Italia đều có số dự án tăng mạnh.

Theo ông Wilcock, đầu tư nước ngoài vào Tây Âu tăng cao chủ yếu do số dự án từ các công ty Mỹ vào châu lục này tăng 22%, trong khi số dự án từ Anh, Thụy Sĩ và Ấn Độ cũng tăng đáng kể. Trái lại, Đức đang tăng cường đầu tư vào Đông Âu.

Ông Wilcock cho rằng mặc giới đầu tư ngày càng tin tưởng vào lĩnh vực phần mền và các dịch vụ kinh doanh của Châu Âu, hơn các ngành công nghiệp truyền thống, như sản xuất máy móc, thiết bị và ôtô, châu lục này vẫn chỉ thu hút được 227 dự án phần mềm và 226 dự án dịch vụ kinh doanh mới.

TTXVN

Các tin tức khác

>   Kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 10,8% trong năm 2007 (03/07/2007)

>   Hải sản nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ bị giữ lại (03/07/2007)

>   Chứng khoán châu Á tăng lên kỷ lục mới (03/07/2007)

>   Chứng khoán Châu Âu giảm giá do lo ngại khủng bố (03/07/2007)

>   Nhật Bản: Sản lượng công nghiệp và CPI có chiều hướng giảm (03/07/2007)

>   Pháp đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 2,5% vào năm 2008 (03/07/2007)

>   Trung Quốc: Kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại trong 3 năm tới (03/07/2007)

>   IMF nâng mức dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu (03/07/2007)

>   Châu Âu tự do hóa thị trường năng lượng (03/07/2007)

>   EU cấm nhãn mác “siêu thực phẩm” (03/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật