Thứ Tư, 25/07/2007 13:53

Bắt đầu cuộc "cách mạng" mua bán - sáp nhập ngân hàng

Gần đây các NH, định chế tài chính lớn nước ngoài gia tăng tỉ lệ nắm giữ trong các NHTM nội địa thông qua việc trở thành đối tác chiến lược của các NH đó. Liệu đây có phải là dấu hiệu của  một cuộc cách mạng về mua bán - sáp nhập (M&A) và các NHTM, đặc biệt là các NHTM nhỏ, mới thành lập có phải e ngại xu thế này?

Đối tác chiến lược - bước tiếp cận "mềm"?

Có hai lý do chính khiến các tổ chức tài chính lớn nước ngoài lại chủ yếu lựa chọn con đường trở thành đối tác chiến lược của các NHTM trong nước khi thâm nhập thị trường tài chính VN.

Thứ nhất, mặc dù VN đã có lộ trình mở cửa dịch vụ tài chính khi gia nhập WTO, nhưng hiện tại cánh cửa này vẫn còn hạn chế. Việc thành lập NH liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài còn gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục pháp lý, quy định vốn điều lệ tối thiểu, chứng minh tài sản và tiềm lực tài chính...

Thứ hai, ngay cả khi đã thành lập được các chi nhánh NH 100% vốn nước ngoài, mặc dù được đánh giá là những tổ chức làm việc chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong quản ly..., nhưng các NH này lại chưa thông hiểu thị trường nội địa, thói quen tiêu dùng rất khó khăn trong việc tiếp cận các khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân.

Hơn nữa, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh cũng không dễ dàng để có thể nhanh chóng chiếm được thị phần vốn là thế mạnh của các NH nội địa.

Việc lựa chọn làm đối tác của những NHTM lớn là một lựa chọn chiến lược cho kế hoạch thâm nhập tài chính VN. Đây hoàn toàn là một khoản đầu tư lâu dài. Các NHTM được lựa chọn đều là những NHTMCP hàng đầu, có uy tín, có kết quả làm ăn tốt. Đây chắc chắn là một khoản đầu tư đảm bảo sinh lời cao và an toàn.

Tuy nhiên, đây chỉ là mục đích thứ yếu. Mục đích chính của các NH, các tổ chức tài chính nước ngoài là tận dụng mạng lưới chi nhánh và mạng lưới khách hàng rộng khắp của các NHTM nội địa, qua đó vừa tiếp cận, tìm hiểu vừa có cơ hội khiến khách hàng quen thuộc với sản phẩm của mình, nắm bắt dần dần thị trường đầy tiềm năng này trước khi thâm nhập hoàn toàn.

Tuy nhiên, với tiềm lực tài chính, tính chuyên nghiệp và hiện đại của mình, cũng không loại trừ khả năng các tổ chức tài chính lớn nước ngoài muốn thực hiện các vụ thâu tóm, mua bán, sáp nhập các NHTM VN và đây đang là những bước đi đầu tiên.

M&A có đáng sợ?

Mua bán - sáp nhập DN hiện đang là xu thế chung trên thế giới trong tất cả các lĩnh vực, càng sôi động với khu vực có tính chi phối cao như khu vực tài chính. Các NHTM không nên e sợ hoặc tránh né; ngược lại, cần có thái độ tích cực và chủ động tham gia vào xu hướng này.

Khoan nói về những thương vụ mua bán - sáp nhập theo kiểu  thâu tóm. Mua bán - sáp nhập nếu có sự chủ động, chuẩn bị kỹ lưỡng và sự phù hợp giữa hai bên đối tác sẽ dễ dàng tạo ra hiệu quả "cộng hưởng" của định chế tài chính có ảnh hưởng lớn trên thị trường.

Với các NHTM nội địa lớn, có thương hiệu, có thị phần vững chắc, đương nhiên sẽ có tính chủ động cao trong việc tìm kiếm con đường đi của riêng mình. Việc các đối tác chiến lược nước ngoài nắm giữ tới 10-15%, thậm chí 20% cổ phần chưa thể có sức chi phối hoàn toàn với các hoạt động của NH.

Các đối tác sẽ mang lại cho NH những giá trị mới về quản trị tài chính, quản trị rủi ro, những kinh nghiệm và kỹ năng quốc tế - vốn là điểm yếu và rất cần thiết với các NHTM VN trong quá trình hội nhập.

Với các NHTM nhỏ, mua bán - sáp nhập là giải pháp nên cân nhắc và xem xét khi việc tạo dựng uy tín và chiếm giữ thị phần trong thời gian ngắn một cách độc lập là rất khó khăn.

Theo thống kê của NHNN, tính đến thời điểm 30.5.2007, trong số 34 NHTM, có tới 22 NH có số vốn điều lệ dưới 1.000 tỉ, trong khi thời hạn đáp ứng vốn điều lệ tối thiểu đang tới gần.

Việc tăng vốn điều lệ đồng nghĩa phải gắn liền với các dự án và hoạt động giải ngân hợp lý. Bên cạnh đó là áp lực cạnh tranh sẽ buộc các NH này phải xích lại gần với nhau hơn, hoặc kết hợp hoàn toàn với một NH lớn. Vấn đề là lựa chọn đối tác nào cho phù hợp với tiêu chí hoạt động của NH mà thôi.

Lộ trình mở cửa thị trường tài chính ở VN cũng đang tiến hành với những bước đi thận trọng. Quy định về tỉ lệ nắm giữ tối đa của các đối tác nước ngoài (15%) chính là tạo điều kiện cho các NH chủ động hơn trong kế hoạch hội nhập của mình.

Hiện mới chỉ có khoảng 35 chi nhánh NH nước ngoài hoạt động tại VN, hầu hết có quy mô vốn điều lệ trên 15 triệu USD, nhưng số lượng này sẽ gia tăng nhanh chóng trong thời gian tới.

Đây chính là thời điểm giao thời, các NHTMCP cần cân nhắc lựa chọn con đường đi hợp lý, cũng như tìm cách gia tăng giá trị cho mình trước những cơ hội có thể mở ra.

Theo LĐ

Các tin tức khác

>   Tỷ giá sẽ ổn định đến cuối năm (25/07/2007)

>   Hai điều bất hợp lý trong dự thảo luật thuế (25/07/2007)

>   INDOVINABANK tăng vốn điều lệ (25/07/2007)

>   6 tháng đầu năm 2007: Maritime Bank đạt lợi nhuận bằng cả năm 2006 (25/07/2007)

>   Diebold cung cấp 1.000 máy ATM cho VP Bank (25/07/2007)

>   Hàn Quốc hỗ trợ VN 326 triệu USD giai đoạn 2007-2009 (25/07/2007)

>   Gánh nặng lãi xuất USD (24/07/2007)

>   Giá vàng thế giới tăng kỷ lục (24/07/2007)

>   Có thể điều chỉnh thuế nhập khẩu thép (24/07/2007)

>   Thêm một tập đoàn kinh tế thành lập ngân hàng (24/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật