Thứ Ba, 17/07/2007 17:20

Bài giới thiệu về CTCP Chế biến Gỗ Thuận An (GTA)

Ngày 04/07/2007, Giám đốc TTGDCK TP.HCM đã cấp Quyết định số 71/QĐ-TTGDCK cho phép Công ty cổ phần Chế biến Gỗ Thuận An niêm yết cổ phiếu phổ thông trên TTGDCK TP.HCM. Theo kế hoạch ngày 23/07/2007, cổ phiếu Công ty cổ phần Chế biến Gỗ Thuận An sẽ chính thức giao dịch trên TTGDCK TP.HCM với mã chứng khoán là GTA.

Để giúp quý độc giả có thêm thông tin, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh xin giới thiệu một số nét chính về lịch sử thành lập, quá trình hoạt động và những kết quả kinh doanh đáng chú ý của Gỗ Thuận An trong những năm qua.

1. Giới thiệu sơ lược về Công ty:

Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Thuận An là doanh nghiệp cổ phần 100% vốn Nhà nước do 10 cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Cao su Việt Nam góp vốn thành lập từ tháng 01 năm 2002. Được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 460300035 ngày 24 tháng 12 năm 2001.Vốn điều lệ của Công ty cổ phần Chế biến Gỗ Thuận An đến thời điểm hiện nay là 84.077.500.000 đồng (tương đương 8.407.750 cổ phiếu.)

Ngành nghề kinh doanh của Công ty:

+ Khai thác và sơ chế gỗ; cưa xẻ gỗ thành ván; Bảo quản gỗ; Sản xuất gỗ dán, đồ gỗ xây dựng và các sản phẩm từ gỗ khác.

+ Xây dựng các công trình dân dụng, công trình kỹ thuật; Lắp đặt đồ gỗ trong xây dựng.

+ Mua bán giường, tủ, bàn, ghế, gỗ các loại; Mua bán thiết bị máy công nghiệp, khai khoáng, lâm nghiệp và xây dựng; Mua bán mủ cao su.

Công ty có trụ sở chính tại Quốc lộ 13, xã Thuận Giao, huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương với diện tích 29.877 m2, ngoài ra Công ty còn có một Chi nhánh đặt tại huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Bình Dương.

2. Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm qua:

Với máy móc trang thiết bị và nhà xưởng hiện đại, Công ty thực hiện quy trình công nghệ sản xuất khép kín từ khâu khai thác-cưa xẻ, sấy, sản xuất và xuất khẩu với công suất phôi sấy 10.000m3/năm.

* Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm:

                                                                                         ĐVT: VNĐ

 

Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Giá trị

Giá trị

% tăng (giảm)

Giá trị

% tăng (giảm)

Tổng giá trị tài sản

79.268.440.607

90.485.088.205

14,2%

158.741.453.756

75,4%

Doanh thu thuần

101.099.496.932

170.331.858.632

68,5%

181.977.924.166

6,8%

Lợi nhuận gộp

12.486.920.054

17.134.667.078

37,2%

17.500.695.335

2,1%

Lợi nhuận từ HĐKD

7.160.630.687

12.033.294.828

68,0%

12.715.373.528

5,7%

Lợi nhuận khác

233.827.784

(140.267.976)

(160%)

2.093.377.612

1.592,4%

Lợi nhuận trước thuế

8.394.458.471

11.893.026.852

41,7%

14.808.751.140

24,5%

Lợi nhuận sau thuế

7.254.564.900

10.665.629.399

47,0%

13.849.402.453

29,9%

Tình hình sản xuất kinh doanh hằng năm của Công ty có xu hướng tăng trưởng tốt.

Công ty thực hiện chia thị trường tiêu thụ của mình thành 2 phân khúc lớn: thị trường xuất khẩu và thị trường nội địa. Sản phẩm đồ gỗ hoàn chỉnh chủ yếu của Công ty hiện nay vẫn tập trung nhiều vào xuất khẩu chiếm trên dưới 95% trên tổng doanh thu hằng năm và có xu hướng ngày càng tăng, cụ thể như sau:

Thị trường xuất khẩu: sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu của Công ty đã nhiều năm liền cạnh tranh được về mặt chất lượng sản phẩm với các nước ASEAN như Indonesia, Malaysia, Thái Lan…trên thị trường Châu Âu, Mỹ…Thị trường Mỹ và Châu Âu là 2 thị trường khó tính nhưng tính ổn định cao và là thị trường truyền thống của Công ty trong các năm qua

Thị trường nội địa: Sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa là các loại phôi gỗ cao su sấy và các loại ván ép bán cho các nhà máy tinh chế trên các địa bàn TPHCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh…

*Doanh thu tiêu thụ qua các năm như sau:

ĐVT: 1.000.000 VNĐ

Năm

2002

2003

2004

2005

2006

Doanh thu XK

4.708

21.132

53.183

102.906

95.394

Doanh thu NĐ

19.016

44.958

50.679

69.602

86.768

Sơ chế

17.073

43.089

47.764

67.107

76.679

Tinh chế

1.943

1.869

2.915

2.495

10.089

Tổng cộng

23.724

66.090

103.862

172.508

182.162

Nhìn chung, Doanh thu hàng năm đều có xu hướng tăng trưởng ổn định, trong đó Doanh thu Xuất khẩu tăng mạnh trên 90% năm, tuy nhiên năm 2006 Công ty chuyển phần lớn doanh thu từ hàng ngoài trời từ thị trường Châu Âu sang mặt hàng trong nhà cho thị trường Mỹ nên doanh thu có giảm song giá trị gia tăng cao hơn, còn Doanh thu Nội địa tăng trưởng đều đặn khoảng 20% năm.

3. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành:

a. Vị thế của Công ty trong  ngành:

Theo khảo sát của cục thống kê thực hiện cho thấy có khoảng 45 công ty nhưng chiếm gần 75% trên tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam, trong đó Công ty cổ phần Chế biến Gỗ Thuận An là một trong số các thành viên trong nhóm này.

Xét về quy mô công nghệ ngành tinh chế sản phẩm gỗ hoàn chỉnh và chất lượng cao của sản phẩm đồ gỗ thì Công ty là một trong số những công ty hàng đầu tại Việt Nam.

Về tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với doanh thu và so với vốn kinh doanh thì Công ty là một trong những công ty hoạt động có hiệu quả cao cũng như việc chú trọng đến đầu tư phát triển công nghệ và sản phẩm mới.

b. Triển vọng phát triển của ngành:

Gỗ cao su là một trong những sản phẩm gỗ được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Gỗ cao su khi được xử lý tốt có màu vàng sáng đến màu kem nhạt và có thành phần hóa học tương tự như gỗ có tỷ trọng lớn. Gỗ được chế biến thành các sản phẩm đồ gia dụng như: bàn, ghế, tủ, giường, kệ sách… những sản phẩm hoàn chỉnh hoặc dạng rời chưa lắp ráp tùy theo nhu cầu tiêu thụ. Ngoài ra gỗ cao su còn được ghép thành tấm dùng trong xây dựng để làm trần nhà, ván sàn, cốt, khung cửa…Gỗ cao su sản xuất dùng cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu chủ yếu dưới dạng các đồ dùng thành phẩm.

Theo hiệp hội các nhà các nhà kinh doanh đồ gỗ Châu Âu, đồ trang trí nội thất, thủ công mỹ nghệ Việt Nam là mặt hàng các nước Châu Âu, Mỹ tiêu thụ mạnh nhất, có tiềm năng phát triển và hiện đang thâm nhập rất tốt vào thị trường Mỹ, Châu Âu. Trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam đã được nâng cao một cách đáng kể, sẳn sàng đáp ứng mọi người yêu cầu khắc khe nhất của khách hàng về quy cách và chất lượng.

4. Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm tiếp theo:

 

 

 

Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Giá trị, tỷ lệ

% thay đổi so với 2006

Giá trị, tỷ lệ

% thay đổi so với 2006

Giá trị, tỷ lệ

% thay đổi so với 2006

Vốn điều lệ (triệu đồng)

104.000

23,7

104.000

 

130.000

25,0

Doanh thu thuần (triệu đồng)

206.244

13,3

371.700

80,2

478.800

28,8

Lợi nhuận sau thuế (triệu đồng)

18.348

32,5

26.019

41,8

38.975

49,8

Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần

8,9%

 

7,0%

 

8,1%

 

Lợi nhuận sau thuế/Vốn điều lệ

17,64%

 

25,02%

 

29,98%

 

Cổ tức

15.730

 

17.854

 

26.390

 

Tỷ lệ chi trả cổ tức/Vốn điều lệ

15,2%

 

17,2 %

 

20,3 %

 

Qua kế hoạch sản xuất trong những năm tiếp theo, Công ty đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng tốt để tạo niềm tin cho công chúng đồng tư, góp phần vào sự thành công của Thị trường chứng khoán Việt Nam. Bên cạnh đó, kế hoạch phát triển này cũng phù hợp do Công ty đang xúc tiến mở rộng nghiên cứu và phát triển sản xuất một số ngành nghề mới đáp ứng sự đa dạng của nền kinh tế, đồng thời thị trường tiêu thụ đồ gỗ trong và ngoài nước ngày càng tăng.

5. Một số nhân tố rủi ro tác động đến giá chứng khoán:

a. Rủi ro kinh tế:

Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), điều này đặt Công ty đứng trước nhiều cơ hội kinh doanh và thách thức với yêu cầu phải cải tổ, mở rộng sản xuất và có tầm nhìn để có thể đứng vững trong quá trình hội nhập. Do vậy rủi ro kinh tế cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặt khác, hoạt động trong ngành sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người. Khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, thu nhập của người dân giảm sút, cơ cấu chỉ tiêu của người dân sẽ thay đổi.

Giá nguyên vật liệu đầu vào dùng cho sản xuất ngành gỗ là thường xuyên thay đổi và phụ thuộc nhiều vào giá thế giới, đây cũng là một trong những yếu tố rủi ro của Công ty.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp. Những năm trở lại đây, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định: năm 2003 là 7,23%, năm 2004 đạt 7,7% và năm 2005 đạt khoảng 8,4%. Các chuyên gia phân tích đều cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam duy trì ở mức 7-8 %/năm trong các năm tới là hoàn toàn khả thi. Sự phát triển lạc quan của nền kinh tế có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của ngành. Do vậy, có thể thấy rủi ro biến động của nền kinh tế với Công ty là không cao.

b. Rủi ro về luật pháp:

Trong hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp thường khó lường trước được những thay đổi về chính sách, quan hệ ngoại giao…làm thay đổi các thay đổi các kế hoạch của Công ty, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, tình hình chính trị trong nước hiện nay đang ổn định, Chính phủ đã ban hành nhiều quy định áp dụng cho hoạt động xuất khẩu theo hướng hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, chính điều này đã góp phần giúp cho Công ty có định hướng tốt để phát triển trong tương lai.

Ngoài ra, sự thiếu nghiêm minh trong thực thi luật pháp của Nhà nước và nền văn hóa kinh doanh còn non trẻ đã tạo ra sự cạnh tranh chưa lành mạnh.

c. Rủi ro thị trường:

Việt Nam hội nhập AFTA và WTO là tiến trình phát triển nhanh, linh hoạt và đòi hỏi tính nhạy cảm cao của các chiến lược, kế hoạch, phương án kinh doanh của Công ty được mở rộng trên quy mô lớn vượt qua khỏi tầm quyền kiểm soát của quốc gia, bởi vậy rủi ro rất lớn nếu xác định sai mục tiêu, định hướng của chiến lược hội nhập. Sự cạnh tranh giữa các công ty sản xuất cùng ngành ngày càng gay gắt, trong khi môi trường cạnh tranh chưa lành mạnh tạo khe hở cho những đơn vị làm ăn không chân chính né tránh thuế, giảm giá thành làm ảnh hưởng đến những nhà sản xuất chân chính. Ngoài ra, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cũng như sự đầu tư phát triển và nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới, thay thế có tính hiệu quả cao cũng là một yếu tố không nhỏ làm ảnh hưởng cho sự mở rộng và phát triển thị trường.

Thêm vào đó, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề ngày càng gia tăng. Đối thủ cạnh tranh của Công ty không những các công ty trong nước mà còn là những công ty nước ngoài với sức mạnh về vốn và công nghệ hiện đại. Đây cũng là một yếu tố rủi ro lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

d. Rủi ro biến động giá:

Thị phần chủ yếu của Công ty là Mỹ và Châu Âu và giá của sản phẩm gỗ phụ thuộc vào giá nguyên liệu gỗ của thế giới cũng như giá cả của các loại nguyên liệu thay thế khác. Do đó, sự biến động giá cả nguồn nguyên vật liệu đầu vào cũng ảnh hưởng đáng kể đến tình hình và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Mặt khác, cũng do sản lượng xuất khẩu của Công ty là chủ yếu nên sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Công ty. Tuy nhiên, trong những năm gần đây với cơ chế quản lý tiền tệ thả nổi có điều tiết của Nhà nước nên tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác là tương đối ổn định. Do đó, việc ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến hoạt động sản xuất kinh doanh là không nhiều.

e. Rủi ro khác:

Hoạt động của Công ty cũng chịu ảnh hưởng các rủi ro khác như chiến tranh, thiên tai, địch họa…là những rủi ro bất khả kháng và khó dự đoán, nếu xảy ra dù trực tiếp hay gián tiếp sẽ gây ảnh hưởng đến các khách hàng truyền thống cũng như những thị trường tiềm năng, tài sản, con người và tình hình hoạt động chung của Công ty.

VSE

Các tin tức khác

>   Thông tin về việc nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (17/07/2007)

>   Báo cáo tài chính QII/2007 của PPC (17/07/2007)

>   FPT: Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn (17/07/2007)

>   REE: Kết quả giao dịch của tổ chức có liên quan đến cổ đông nội bộ (17/07/2007)

>   Nghị quyết Hội đồng Quản trị của SAM (17/07/2007)

>   Định vị tâm lý đầu tư trên TTCK (17/07/2007)

>   “Đừng làm sóng cho người ta lướt” (17/07/2007)

>   Quá ít doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết cổ phiếu (17/07/2007)

>   Thanh tra chứng khoán khó theo kịp thị trường (17/07/2007)

>   ABT Niêm yết bổ sung cổ phiếu (17/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật