Thứ Hai, 11/06/2007 18:21

Tự do hóa tài chính phải đi đôi với kiểm soát rủi ro

Phó Vụ trưởng Vụ chiến lược Ngân hàng Nguyễn Đại Lai: Mỗi cấp độ tự do liên quan đến một mức độ rủi ro. Việc chúng ta có thể mở đến đâu phụ thuộc vào năng lực kiểm soát, khống chế rủi ro đến đó

(VOV)_ Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thực hiện cam kết WTO sẽ có tác động mạnh đến thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường vốn. Quá trình này cũng đặt ra những thách thức mới trong việc kiểm soát các luồng vốn quốc tế ở thị trường trong nước hay nâng cao khả năng cạnh tranh gay gắt với các tập đoàn tài chính nước ngoài. Phóng viên VOV phỏng vấn ông Nguyễn Đại Lai, Phó Vụ trưởng Vụ chiến lược Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước.

PV: Thưa ông, cho đến nay Việt Nam chúng ta đã tiến hành tự do hoá tài chính ở mức độ như thế nào, đặc biệt là theo những cam kết của WTO?

Ông Nguyễn Đại Lai: Tự do hoá tài chính gồm có tự do hoá từ thị trường tiền tệ đến tự do hoá thị trường vốn. Tự do hoá thị trường tiền tệ thì ở Việt Nam thành công rất lớn từ hơn 10 năm qua. Ví dụ như lãi suất chẳng hạn, nếu như cách đây 10 năm Ngân hàng Trung ương còn phải cầm tay chỉ việc, ấn định các mức lãi suất, thì đến tháng 6/2002 việc công bố lãi suất cơ bản là để các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng dựa vào đó để thoả thuận lãi suất của mình với khách hàng. Một sự kiện quan trọng khác là vào tháng 11/1999 chúng ta đã bỏ chế độ quản lý tỷ giá cố định mà chuyển sang cơ chế quản lý tỷ giá theo tín hiệu hàng ngày của thị trường.

PV: Như vậy, khi chúng ta mở cửa thị trường tài chính và có những nới lỏng trong việc quản lý tài chính tiền tệ như vậy thì thách thức lớn nhất ở thời điểm này trong việc quản lý nguồn tài chính này là gì?

Ông Nguyễn Đại Lai: Thách thức chủ yếu vẫn là: mỗi cấp độ tự do liên quan đến một mức độ rủi ro. Chúng ta mở đến đâu thì phụ thuộc vào năng lực kiểm soát, khống chế rủi ro được đến đấy. Điều này liên quan đến công nghệ, trình độ quản trị, liên quan tới thông lệ quốc tế mà chúng ta phải tuân thủ. Ví dụ nếu chúng ta đi ngược lộ trình, mở ồ ạt cho các nguồn vốn ngắn hạn vào hoặc giải phóng cho các luồng vốn đầu tư gián tiếp vào trước so với luồng vốn dài hạn, so với đầu tư trực tiếp thì đương nhiên chúng ta sẽ phải trả giá ngay. Tức là các dòng vốn ngắn hạn sẽ bị tháo khoán ra ngoài nếu như thị trường trong nước có những cú sốc, hoặc có những biến động bất thường.

PV: Nếu như so sánh mức độ mở cửa thị trường tài chính tiền tệ hiện nay giữa Việt nam với các nước trong khu vực thì chúng ta đang ở mức độ nào?

Ông Nguyễn Đại Lai: Chỉ 3 năm trở lại đây các cam kết của chúng ta lần lượt đi vào thực tế. Điều này cho thấy tốc độ mở cửa là rất nhanh và Việt Nam làm tương đối bài bản. Nghĩa là gọi vốn vào đầu tiên là FDI và cho đến năm 2006 chúng ta mới có động thái cho phép đầu tư gián tiếp vào Việt Nam.

Xin cảm ơn ông.

VOV

Các tin tức khác

>   Techcombank đạt 262,7 tỷ đồng của lợi nhuận trước thuế 5 tháng đầu năm (11/06/2007)

>   Ngân hàng Nam Á sẽ mở thêm một loạt chi nhánh và phòng giao dịch (11/06/2007)

>   Vinaconex chuẩn bị thành lập Công ty Tài chính Vinaconex (11/06/2007)

>   DN chính thức được định giá bán lẻ xăng (11/06/2007)

>   Sacombank giới thiệu dịch vụ mới (11/06/2007)

>   Giá USD tăng mạnh so với đồng euro (11/06/2007)

>   Hướng dẫn về việc lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài (11/06/2007)

>   Hàng loạt doanh nghiệp bảo hiểm xin tăng vốn (11/06/2007)

>   Nhà đầu tư không cư trú được giữ tối đa 50% số dư giấy tờ có giá (09/06/2007)

>   Eximbank mở rộng thị phần tại thị trường phía Bắc (08/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật