Thứ Hai, 04/06/2007 10:52

Quên mua “bảo hiểm” cho cổ phiếu ngành bảo hiểm

Đông đảo nhà đầu tư đã tham gia đấu giá Bảo Việt, vì vậy phải cần đến 4 ngày kiểm phiếu, kết quả cuối cùng dự kiến chỉ được công bố sau ngày 5/6 nhưng kết quả kiểm phiếu ban đầu cho thấy, khả năng giá trung bình khó vượt mức 55.000 đồng/CP.

Trong ba ngày cuối tuần qua, hiện tượng sụp đổ đồng loạt đối với mặt bằng giá cổ phiếu của ngành bảo hiểm đã được ghi nhận. Giá chào bán đối với các mã cổ phiếu bảo hiểm Viễn Đông, Bảo Long, Dầu khí, Bưu điện… đồng loạt giảm thêm 15 - 20% sau khi đã giảm khoảng 30% trong ba tháng gần đây.

"Bảo Việt làm khổ ngành bảo hiểm", nhà đầu tư tên Hoàng tại sàn giao dịch Agriseco chua chát nhận xét. Một trong những lý do chính khiến Hoàng đầu tư vào cổ phiếu Bảo hiểm Viễn Đông hồi tháng 2/2007 chính là do anh kỳ vọng việc Bảo Việt CPH sẽ khiến cổ phiếu ngành này lên cơn sốt. Nhưng Bảo Việt không quá hấp dẫn như người ta từng tưởng. Sau 2 buổi giới thiệu tại TP. HCM và Hà Nội cùng những thông tin liên tục trên mặt báo, những tổ chức đầu tư nhận ra rằng, cơ hội mà Bảo Việt mang lại không rõ ràng, nhất là khi doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức trong mảng kinh doanh nền tảng là sản phẩm bảo hiểm. Vốn điều lệ của doanh nghiệp vào thời điểm CPH đã được điều chỉnh tăng một cách chiến lược lên mức 6.800 tỷ đồng. Kết quả là, Bảo Việt tuy vẫn có được sự quan tâm của nhiều tổ chức đầu tư nhưng họ không mua cổ phiếu Bảo Việt với giá trên 100.000 đồng/CP như giới đầu tư OTC dự đoán trước đây.

Tuy nhiên, theo các môi giới OTC thì lý do khiến nhà đầu tư cá nhân bán tháo cổ phiếu OTC ngành bảo hiểm đơn thuần chỉ vì giá cổ phiếu Bảo Việt có khả năng dưới 100.000 đồng/CP. Họ đơn giản nghĩ rằng, cổ phiếu doanh nghiệp đầu ngành là Bảo Việt không quá 70.000 đồng/CP thì giá cổ phiếu các doanh nghiệp khác trong ngành bảo hiểm cũng không thể vượt mức này.

Theo ghi nhận của ĐTCK, giá cổ phiếu ngành bảo hiểm chỉ thực sự tăng đột biến kể từ quý III/2006 đến tháng 2/2007, mức tăng khoảng 200 - 500% tùy từng công ty. Đây cũng là giai đoạn các doanh nghiệp bảo hiểm chạy đua với ngân hàng trong việc tăng vốn và mở rộng đầu tư sang lĩnh vực tài chính. Vì thế, nhiều nhà đầu tư cá nhân thời gian qua cũng lao vào cổ phiếu bảo hiểm như họ từng làm với ngành ngân hàng, với kỳ vọng thu lời nhiều qua các đợt tăng vốn.

Tuy nhiên, khác với cổ phiếu ngành ngân hàng được giới đầu tư cá nhân và tổ chức cùng quan tâm, nhóm cổ phiếu ngành bảo hiểm thời gian qua không được các tổ chức quan tâm nhiều do năng lực cạnh tranh trong tương lai của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam được đánh giá ở mức không cao. Do đó, nhà đầu tư cần thận trọng khi xem tính chất kinh doanh đặc thù của từng ngành nghề trước khi đầu tư, đầu tư vào ngành bảo hiểm (vốn là ngành đề cao tính an toàn) cũng nên nghĩ đến một mức bảo hiểm an toàn cho mình.

ĐTCK

Các tin tức khác

>   Kết quả đấu giá cổ phần Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (03/06/2007)

>   Ngân hàng Quân đội sẽ là cổ đông chiến lược của Handico (02/06/2007)

>   TTGDCK Hà Nội: Hệ thống hạ tầng đấu giá quá lạc hậu (02/06/2007)

>   Không được "siêu lợi nhuận" khi cổ phần hóa bệnh viện (02/06/2007)

>   Cty cổ phần Truyền thông Thanh Niên chia cổ tức (02/06/2007)

>   Cấp Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Tổng CTCP Bảo Minh (02/06/2007)

>   Việt Nam hấp dẫn như thế nào? (01/06/2007)

>   Habubank bán 10% cổ phần cho Deutsche Bank AG (01/06/2007)

>   SIMCO trả cổ tức 10% bằng tiền đợt 1 (01/06/2007)

>   SeABank thực hiện phát hành cổ phiểu tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng (01/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật