Thứ Hai, 18/06/2007 22:32

Những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Mỹ

Ngày 13/6, một loạt những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trong nền kinh tế Mỹ, góp phần lấy lại niềm tin của giới đầu tư và khiến cho giá các loại cổ phiếu tại thị trường chứng khoán tăng khá mạnh.

Trong báo cáo về thực trạng và viễn cảnh nền kinh tế Mỹ công bố ngày 13/6, Cục dự trữ liên bang (FED) đã nhận định khá sáng sủa về bức tranh tổng thể của nền kinh tế Mỹ. Báo cáo cho rằng kinh tế Mỹ đang bước vào mùa Hè với đà tăng trưởng khá mạnh, được thúc đẩy bởi sự phục hồi của khu vực sản xuất; mức chi tiêu và đi lại của người tiêu dùng gia tăng mặc dù giá nhiên liệu leo thang; doanh số bán ra của các loại hàng hóa xa xỉ phẩm đạt cao hơn; trong khi lưu lượng và nhu cầu đi du lịch của người dân Mỹ vẫn khá lớn.

Đánh giá lạc quan trên được cho là cơ sở để FED, trong cuộc họp định kỳ vào ngày 27-28/6 này có thể sẽ quyết định giữ nguyên lãi suất các khoản vay ngắn hạn ở mức 5,25% như đã duy trì trong hơn 1 năm qua. Mặc dù tốc độ tăng GDP trong quý I/07 chỉ đạt (0,6%), mức thấp nhất trong hơn 4 năm qua, tuy nhiên, Chủ tịch FED Ben Bernanke và một số chuyên gia kinh tế vẫn nhận định kinh tế Mỹ trong quý II/07 có thể vẫn tăng trưởng 2,3-3,0%. Mối quan tâm lớn nhất của ông Bernanke là liệu trong vài tháng tới lạm phát có giảm hay không.

Cùng ngày 13/6, Bộ Thương mại Mỹ cũng công bố báo cáo cho biết doanh số bán lẻ trong tháng 5/07 đạt mức tăng mạnh nhất trong vòng 16 tháng qua, bất chấp giá nhiên liệu tăng cao. Tổng doanh số bán ra của ngành dịch vụ và bán lẻ trong tháng 5/07 đạt 377,9 tỷ USD, tăng 1,4% so với tháng 4/07 và mức dự báo 0,7% của nhiều chuyên gia. Doanh số bán ra của các đại lý bán ô tô tăng 1,8%, kinh doanh nhà ở 1,0%, các cửa hàng quần áo 2,7%, đồ sành sứ 2,1%, và đồ thể thao 1,8%. Mức thâm hụt cán cân thu chi ngân sách liên bang trong 8 tháng đầu tài khóa 2007 (từ tháng 10/06-5/07) cũng giảm mạnh 34,6% xuống 148,5 tỷ USD, do nguồn thu ngân sách của Mỹ tăng 8% trong khi tốc độ chi ngân sách chỉ là 2,5%.

Các dấu hiệu tích cực trên đây đã ngay lập tức tác động vào thị trường chứng khoán. Trong phiên giao dịch cuối ngày 13/6 tại thị trường chứng khoán Niu Yoóc, cổ phiếu công nghiệp Dow Jones tăng tới 187,34 điểm (41%), lên 13.482,35 điểm, mức tăng lớn nhất của cổ phiếu này kể từ ngày 19/7/06. Cổ phiếu Standard & Poor 500 tăng 22,67 (1,52%), lên 1.515,67 điểm; trong khi cổ phiếu tổng hợp Nasdaq tăng 32,54 (1,28%), lên 2.582,31 điểm. Cả cổ phiếu Standard & Poor 500 và Nasdaq đều có mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 21/3/07.

TTXVN

Các tin tức khác

>   EU sẽ bỏ trợ cấp xuất khẩu các sản phẩm bơ sữa (18/06/2007)

>   Gazprom có thể đạt sản lượng 670 tỷ m3 khí đốt vào năm 2020 (18/06/2007)

>   Căng thẳng thương mại Trung-Mỹ đe dọa kinh tế toàn cầu (18/06/2007)

>   Giá cà phê Robusta thế giới tăng cao (18/06/2007)

>   Mỹ: Phát hiện thuốc đánh răng Colgate giả có độc tố (18/06/2007)

>   Trung Quốc đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng biên giới (18/06/2007)

>   Mỹ thắt chặt xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc (18/06/2007)

>   Sắp diễn ra cuộc sáp nhập giữa hai "siêu sàn" (18/06/2007)

>   Cty quản lý tài sản Nhật Bản Nikko đầu tư vào Trung Quốc (18/06/2007)

>   Tiêu thụ năng lượng thế giới tăng 2,4% năm 2006 (18/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật