Thứ Hai, 18/06/2007 14:27

Sắp diễn ra cuộc sáp nhập giữa hai "siêu sàn"

Nguồn tin thân cận từ công ty đang quản lý sàn giao dịch hàng hoá kỳ hạn New York (Nymex) vừa cho hay họ đang tìm kiếm một đối tác thực sự phù hợp để bán lại toàn bộ cổ phần của mình.

Nymex có thể về tay 1 trong 3 sàn lớn

Theo 2 người có liên quan tới vụ việc, Nymex Holdings - công ty đang quản lý sàn Nymex - có thể sẽ bán cổ phần cho Công ty quản lý sàn NYSE Euronext hoặc Chicago Mercantile Exchange Holdings của Mỹ. Công ty quản lý các sàn chứng khoán lớn nhất nước Đức là Deutsche Boerse cũng nằm trong tầm ngắm của Nymex.

Nymex Holdings có thể bán với giá 155 USD/cổ phần, tương đương 14,3 tỷ USD cho cả công ty, tức là cao hơn 11% so với mức giá cổ phiếu của họ lúc đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần vừa qua, mức 139,8USD.

Được biết, ban lãnh đạo của Nymex đã gặp riêng đại diện từ 3 công ty quản lý các sàn chứng khoán nói trên tại 3 phòng họp khác nhau của mình cuối tuần qua.

Cuộc nói chuyện tập trung vào việc sáp nhập sàn Nymex với 1 trong 3 sàn trên nhằm tạo ra sàn mang tầm cỡ quốc tế với nhiều sản phẩm được giao dịch cùng lúc ở các châu lục nhưng với thủ tục đơn giản và kịp thời hơn.

Xu hướng sáp nhập, liên minh giữa các sàn

Đây là một xu hướng mới trong lĩnh vực này và hình thành một cuộc đua, bắt nguồn từ đầu năm nay (2006) khi mà Sở giao dịch chứng khoán Nasdaq (đứng thứ 2 ở Mỹ) đàm phán mua lại Sở giao dịch chứng khoán London (LSE) nhưng không thành.

Việc sáp nhập giữa các sàn lớn như gần đây là nhằm cắt giảm chi phí của các sở giao dịch chứng khoán và tăng tốc độ thực hiện giao dịch trên phạm vi toàn cầu. Sàn mới sau sáp nhập sẽ tạo thành một thị trường tài chính toàn cầu đích thực và có tính thanh khoản cao hơn nữa, mang lại lợi ích đồng thời cho cả các nhà đầu tư lẫn các nhà phát hành chứng khoán ở Mỹ, châu Âu và trên toàn cầu.

Một trong những ví dụ điển hình nhất, tầm cỡ nhất cho xu hướng sáp nhập giữa các sàn chính là việc Tập đoàn NYSE (quản lý Sở giao dịch chứng khoán New York) hồi đầu năm nay đã đạt được thoả thuận mua lại Euronext (tập đoàn đang quản lý một loạt các Sở giao dịch chứng khoán lớn ở châu Âu) với giá 9,96 tỷ USD, tạo ra một sở giao dịch chứng khoán xuyên Đại Tây Dương.

Xu hướng trên không chỉ diễn ra trong hoạt động sáp nhập. Nhiều sàn khác cũng đang theo trào lưu này nhưng dưới dạng liên minh. Nhiều công ty quản lý các sàn chứng khoán trên thế giới đang chạy đua để tiến hành các vụ liên minh với các đối tác ở những thị trường khác, trong nỗ lực nhằm mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động.

Năm 2006, đối thủ cạnh tranh của NYSE là Nasdaq Stock Market Inc. đã đạt thoả thuận hợp tác với Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, trong khi Sở giao dịch chứng khoán Jasdaq (Nhật Bản) cũng bắt tay với Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải.

VNN

Các tin tức khác

>   Cty quản lý tài sản Nhật Bản Nikko đầu tư vào Trung Quốc (18/06/2007)

>   Tiêu thụ năng lượng thế giới tăng 2,4% năm 2006 (18/06/2007)

>   Căng thẳng thương mại Trung Quốc-EU gia tăng (18/06/2007)

>   Hàn Quốc lần đầu tiên xuất khẩu gạo sang Mỹ (17/06/2007)

>   UAE và Pakixtan tăng cường quan hệ kinh tế (17/06/2007)

>   Bungari kêu gọi các tập đoàn Mỹ đầu tư vào những dự án năng lượng lớn (17/06/2007)

>   Thị trường dầu khí thế giới bước vào thời kỳ căng thẳng (17/06/2007)

>   Nhật duy trì lãi suất 0,5% dù kinh tế đã tăng trưởng (16/06/2007)

>   Du khách Trung Quốc đến Nhật Bản tăng mạnh (16/06/2007)

>   TQ: Lạm phát tăng lên mức cao nhất trong 2 năm qua (16/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật