Thứ Sáu, 29/06/2007 10:28

"Lướt sóng" cũng khó, "nhảy sạp" cũng khổ!

Trong một tháng gần đây, VN-Index dao động với bước sóng rất ngắn, biên độ nhỏ trong dải 1077.36 đến 1024.04 điểm (1-27.6). Đây có thể coi là thời điểm khó "kiếm ăn" nhất của thị trường.

"Lướt sóng": Khó chọn, lợi nhuận thấp - rủi ro cao

Đối với những NĐT "lướt sóng" họ có thể chọn lựa cách "lướt" theo VN-Index. Tuy nhiên với sự dao động nhỏ có thể thấy ngay rằng dễ bị "ngã" do "sóng quá yếu". Lựa chọn thứ hai là lướt theo sự biến động giá của một CP và liệu lựa chọn thứ hai này có dễ dàng?

TTCKVN được giao dịch với chu kỳ thời gian T+3 nhưng bằng cách này hay cách khác nhiều NĐT vẫn mua bán được với T+1, T+2, T+3, thậm chí là T+0. Nếu NĐT muốn mua bán với các chu kỳ T+ thì mức dao động yêu cầu tại những ngày hôm đó phải trang trải được chi phí giao dịch khoảng 0,8% và đáp ứng được một mức lợi nhuận kỳ vọng, giả sử là 0,2% cho một lần giao dịch, tức tổng cộng yêu cầu sự chênh lệch là +1%.

Nếu thống kê giá của toàn bộ CP trên sàn HoSTC trong thời gian đề cập và tính mức chênh lệch giá của mỗi CP theo các chu kỳ mua bán mà các NĐT ngắn hạn áp dụng như đã nêu thì cho ra các kết quả như sau:

Đối với chu kỳ T+1, bình quân trong khoảng một tháng đó chỉ có 30 CP trên 111 CP và CCQ (tương đương 28%) cho mức chênh lệch >+1%. Đối với các chu kỳ T+2, T+3 và T+4, các con số lần lượt là 31/111, 31/111 và 28/111.

Các con số trên nói lên điều gì? Diễn giải với chu kỳ T+1, cho ta biết xác suất để NĐT bình thường mua bán với chu kỳ T+1 chọn được CP đáp ứng khoản chênh lệch trên để có mức lợi nhuận tối thiểu 0,2% cho một lần giao dịch khoảng 28%.

Nếu xét kỹ hơn về các CP có mức chênh lệch thoả mãn điều kiện đó trong khoảng thời gian trên, thì đa phần là các CP nhỏ và hiếm, tỷ trọng bé so với thị trường. Do vậy, xác suất có tính đến trọng số của CP còn bé hơn rất nhiều, kèm theo đó là một sự rủi ro cao do có chứa nhiều CP nhỏ và hiếm, có nhiều Cty có tình trạng SXKD ở mức bình thường, có cả những Cty kém.

Mức 0,2% lợi nhuận yêu cầu cho một lần giao dịch là nhỏ vì: Nếu muốn mua bán theo chu kỳ nhỏ hơn chu kỳ của thị trường, dù bằng cách nào NĐT hay nhóm NĐT cũng phải chia nhỏ nguồn lực của mình theo tỉ lệ tương ứng. Do vậy mức lợi nhuận trên tổng mức vốn của họ sẽ nhỏ hơn con số trên.

Trong trường hợp T+4, nếu suôn sẻ, NĐT thực hiện được khoảng 4 lần giao dịch trong một tháng, vậy lợi nhuận cho toàn bộ vốn chỉ khoảng 0,8% một tháng, chỉ nhỉnh hơn gửi tiết kiệm. Hơn nữa tâm lý 5% /ngày vẫn còn ngự trị trong tâm trí của nhiều NĐT cá nhân nên mức 0,2%/ngày rất ít NĐT chấp nhận.

Với mức lợi nhuận yêu cầu cao hơn thì xác suất để chọn được CP thoả mãn chênh lệch lớn hơn hay bằng lợi nhuận yêu cầu của một NĐT sẽ còn nhỏ hơn nữa. Mặt khác, giá một CP cụ thể trong thời gian qua đã không còn theo một quy luật thường thấy của CP đó, do vậy để "lướt sóng " với một CP cụ thể càng khó khăn hơn.

"Nhảy sạp" có hơn?

Chính vì không còn sóng để lướt, đã có nhiều NĐT ngắn hạn thích cảm giác mạnh chọn việc "nhảy sạp", tức họ tìm  ngưỡng "support" (hỗ trợ) của một số CP. Khi có một CP nào đến ngưỡng trên là họ sẽ tiến hành mua vào và sẽ bán ngay khi CP vượt khỏi ngưỡng đó.

Tuy nhiên để ý thấy rằng, gần đây một số mức giá của một vài CP mà nhiều NĐT công nhận với nhau đó là đáy cũng bị xuyên thủng, hay không "chịu" đi lên. Có thể kết luận rằng, trong giai đoạn thị trường như hiện nay, ngay cả đối với NĐT lọc lõi thì việc "lướt sóng" cũng dễ ngã mà "nhảy sạp" cũng dễ kẹp chân.

Đây chính là thời điểm NĐT chọn cho mình một hướng mới: Bán đi giữ tiền mặt, chuyển qua đầu tư vào kênh khác hay mua vào những CP tốt khi thị trường -  theo nhiều người đánh giá - đang bước vào giai đoạn cuối cùng của kỳ tích luỹ  và đang chờ những nhân tố hỗ trợ mới?

Các tin tức khác

>   Giá sữa sẽ tiếp tục tăng (29/06/2007)

>   Thông tin quản lý thị trường (28/06/2007)

>   DRC: Thành công lốp ô tô siêu tải nặng (28/06/2007)

>   GMD: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (28/06/2007)

>   SFI Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (28/06/2007)

>   BMC Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (28/06/2007)

>   TDH: Kết quả giao dịch cổ phiếu quỹ (28/06/2007)

>   TDH Giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn (28/06/2007)

>   SAV Góp vốn thành lập CTCP Đồ Gỗ Savi (28/06/2007)

>   TDH Giao dịch cổ phiếu của cổ đông lớn (28/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật