Thứ Ba, 12/06/2007 17:37

“Không lo vốn, chỉ lo thiếu nhân lực”

Sức hấp dẫn về lợi nhuận đang khiến không ít các nhà đầu tư dốc vốn vào mở công ty chứng khoán.

Tuy nhiên, theo ông Trần Dũng Tiến, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Thái Bình Dương (PSC), để ra đời một công ty chứng khoán mới không hề đơn giản bởi vấn đề nhân lực đang là một cản trở không dễ vượt qua.

Ở vào thời điểm hiện nay, khi mà tốc độ phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đã chậm lại, ông có nghĩ là xu hướng thành lập công ty chứng khoán sẽ giảm không?

Hiện đã có 55 công ty chứng khoán được cấp phép thành lập, số lượng hồ sơ xin thành lập công ty chứng khoán đã nộp lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là hơn 40. Nếu các hồ sơ được chấp thuận thì Việt Nam sẽ có khoảng 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Theo tôi, tốc độ ra đời của công ty chứng khoán nên chậm lại để tốc độ phát triển của nhân lực chứng khoán theo kịp.

Theo ông, điều kiện khó nhất đối với các công ty chứng khoán thành lập trong thời điểm này là gì?

Theo những quy định mới của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các điều kiện để thành lập một công ty chứng khoán hiện nay (như nhân lực, điều kiện tài chính và tiêu chí tham gia của các cổ đông...) đã được yêu cầu ở mức cao hơn. Đây là những yêu cầu hợp lý để đảm bảo công ty chứng khoán chất lượng tham gia thị trường.

Tuy nhiên, các yêu cầu về vốn và kỹ thuật mới mà Ủy ban đề ra là một cái khó nhưng chưa phải là điều khó nhất. Cái khó nhất hiện nay chính là chất lượng nhân lực, nhất là các vị trí quản lý trong công ty chứng khoán. Ngoài việc phải đáp ứng đủ các điều kiện mà cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu, các vị trí này phải xây dựng được định hướng, chiến lược đúng đắn để công ty có thể đứng vững và phát triển khi cạnh tranh ngày một gia tăng.

Việc huy động vốn vài trăm tỷ đồng để thành lập công ty chứng khoán hay tăng vốn hoàn toàn không khó nhưng để tìm đủ nhân lực cho các vị trí chủ chốt và phủ kín các nghiệp vụ trong công ty chứng khoán theo yêu cầu tối thiểu là rất khó.

Với sự chuẩn bị ra đời của các công ty chứng khoán sắp tới, dự báo sẽ xảy ra một làn sóng “ra đi” và sự tranh giành nhân lực giữa các công ty như đã từng xảy ra cuối năm 2006 đầu 2007. Việc tìm một giám đốc cho công ty chứng khoán bây giờ là rất khó.

Cái khó không chỉ đối với các công ty đã hoạt động trong việc giữ người mà cả đối với những công ty mới là làm sao tìm đủ người cho bộ khung một công ty. Chính vì thế, Chứng khoán Thái Bình Dương đang tập trung vào tăng cường nhân lực: giữ người giỏi ở lại, thu hút người mới có năng lực, đặc biệt chú trọng đào tạo tại chỗ.

Vậy Thái Bình Dương đã giải quyết những khó khăn này như thế nào?

Một trong những mục tiêu của Công ty Chứng khoán Thái Bình Dương đặt ra là phải chuyên nghiệp hóa các dịch vụ và cách tốt nhất là phải có nhân lực tốt. Vì thế, trong hoàn cảnh hiện nay thì việc tập trung đào tạo nhân lực là cách tốt nhất để có nguồn nhân lực tốt và ổn định.

Các công ty đua nhau ra đời, công ty nào cũng có sàn giao dịch nhưng chúng tôi vẫn nói vui với nhau rằng đâu là “chợ cóc” đâu là “siêu thị” lại phụ thuộc vào dịch vụ và nhân lực từng công ty.

Ba tháng trước khi hoạt động, Thái Bình Dương đã đào tạo liên tục. Quy trình đào tạo của chúng tôi là đào tạo - thi tuyển, rồi lại đào tạo - thi tuyển. Như vậy mỗi ứng viên phải trải qua 2 vòng như vậy trước khi trở thành nhân viên của Thái Bình Dương.

Mục tiêu mà PSC nhắm tới là gì, thưa ông?

Mục tiêu của chúng tôi là trở thành một trong những công ty chứng khoán có dịch vụ tài chính – chứng khoán tốt nhất tại Việt Nam với cam kết cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao nhất tới khách hàng thông qua sự tận tâm và tính chuyên nghiệp. Chúng tôi đang chạy thử nghiệm dịch vụ giao dịch trực tuyến và sẽ sớm đưa vào phục vụ khách hàng.

Hiện PSC có 1.500 tài khoản giao dịch và đến hết năm 2007, số tài khoản dự kiến sẽ tăng lên 5.000 tài khoản. Điều quan trọng nhất là chất lượng phục vụ. Quan điểm của chúng tôi là khách hàng ít nhưng phải phục vụ tốt.

Thái Bình Dương là một trong số ít công ty chứng khoán hiện nay có vốn nhỏ. Rõ ràng với vốn 28 tỷ đồng, PSC sẽ không thể cạnh tranh được với những công ty có vốn hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng cũng như tham gia các dịch vụ cao cấp như bảo lãnh phát hành chứng khoán?

Vốn lớn thì đầu tư phải hiệu quả. Mục tiêu bảo lãnh phát hàng chứng khoán cũng sẽ là đích nhắm mà PSC trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc tăng vốn lúc này không phải là khó, mà điều quan trọng nhất là hoạt động hiệu quả với số vốn hiện tại, sau đó sẽ phát triển và tăng vốn.

* Công ty Cổ phần Chứng khoán Thái Bình Dương (PSC) được thành lập vào cuối tháng 12/2006. Với số vốn 28 tỷ đồng, lĩnh vực họat động của PSC là cung cấp các sản phẩm dịch vụ về chứng khoán gồm: môi giới chứng khoán, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và lưu ký chứng khoán. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, PSC đã và đang thành lập các chi nhánh tại Tp.HCM và các thành phố khác.

TBKTVN

Các tin tức khác

>   Về việc phát hành cổ phiếu của CTCP Sách Giáo dục tại Tp Đà Nẵng (12/06/2007)

>   Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động VPDĐ của Công ty VietNam Asset Management Co., Ltd (12/06/2007)

>   Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động VPĐD Công ty Vietnam Holding Asset Management Co., Ltd (12/06/2007)

>   Chấp thuận Công ty ACA Group được kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết (12/06/2007)

>   Cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động VPDĐ của Công ty Woori Investment & Securities Co.,Ltd (12/06/2007)

>   Tin vắn DN niêm yết tại TTGDCK TP.HCM (12/06/2007)

>   Trước các đợt điều chỉnh của TTCK: Nhà đầu tư chứng khoán cần bình tĩnh và bản lĩnh (12/06/2007)

>   CTCK SeABank thông báo về một số dịch vụ đấu giá cổ phần PVI (12/06/2007)

>   IFC và STB ký kết thỏa thuận tăng vốn (12/06/2007)

>   Kết quả SXKD 5 tháng của Vinamilk  (12/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật