Thứ Năm, 14/06/2007 01:12

Có giám sát được hành động "tung hứng" giá trên TTCK?

Hiện tượng tăng giá phi mã một cách bất thường của một số CP gần đây đang đặt ra dấu hỏi lớn cho khả năng giám sát thị trường của cơ quan quản lý.

Mặc dù giao dịch diễn ra theo đúng các nguyên tắc giao dịch thị trường, nhưng giả thuyết đây là hành động có ý đồ cũng cần được làm rõ.

Việc UBCKNN sẽ vào cuộc kiểm tra hiện tượng của BMC, TCT hy vọng sẽ lý giải một hiện tượng bất thường trên TTCKVN. Tuy nhiên theo nhận xét của một chuyên gia có kinh nghiệm trong hoạt động giám sát, đây sẽ là một công việc hết sức khó khăn.

Về nguyên tắc, các giao dịch là "mù" (không quan tâm đến số tài khoản hay chủ tài khoản) và được khớp lệnh tự động. Cầu với các CP này hoàn toàn là thật, chỉ có lượng bán ra quá thấp và rất khó quy kết các giao dịch này. Ngoài ra quy trình lưu ký hai cấp hiện nay khiến cho việc thống kê giao dịch khó khăn.

Luật CK nghiêm cấm hành vi thông đồng để thực hiện hành vi mua bán CK nhằm tạo cung cầu giả tạo; giao dịch CK bằng hình thức câu kết, lôi kéo người khác liên tục mua bán để thao túng giá.

Tuy nhiên, việc xác định hành vi giao dịch có thông đồng, câu kết lại không hề đơn giản. Trong trường hợp của BMC hay TCT, việc tạo cung cầu quá dễ do khối lượng giao dịch thấp.

Trong số hàng trăm ngàn CP được đặt mua, cơ quan giám sát hoàn toàn có thể "truy vết" được nguồn gốc xuất phát của lệnh, quy mô lệnh... nhưng không thể xác định được hành vi đặt lệnh đó có ý đồ tạo cầu ảo hay có nhu cầu mua thực. Thực tế thời gian qua đã có nhiều NĐT kiên quyết bám sát đặt lệnh mua BMC bằng được.

Theo ý kiến một NĐT "hiểu" cách thức làm giá, đối với trường hợp của BMC, việc làm giá có thể xảy ra khi giá CP này còn thấp. Với nguồn tiền không quá lớn, NĐT có ý định làm giá có thể vừa mua vừa bán.

Khi giá CP tăng liên tục và bắt đầu thu hút được một lượng lớn NĐT khác "nhảy vào" mua theo thì sức cầu sẽ tăng tự nhiên và lúc này chỉ cần bán ra nhỏ giọt để lấy giá tham chiếu cho hôm sau và ai có ý đồ cũng có thể làm được.

Đó là chưa kể đến mẹo "chất đống" dư mua để đánh lừa vì người thực hiện biết chắc lệnh của mình không thể thực hiện được.

Hành động làm giá chỉ dễ lộ khi NĐT liên tục thực hiện các lệnh mua bán lớn lòng vòng thông qua một vài tài khoản quen thuộc trong một thời gian dài.

Về lý thuyết, các cơ quan giám sát hoàn toàn có thể kiểm tra các giao dịch có nghi ngờ. Mặc dù hiện luật chỉ cho phép NĐT mở một tài khoản, nhưng lại cho phép uỷ quyền. NĐT cũng có thể mượn tên của nhiều người khác để giao dịch (lệnh ký sẵn) khiến các lệnh đặt cũng "trăm đường biến hoá"!

Các tin tức khác

>   Cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng cho VIS (13/06/2007)

>   Về việc phát hành cổ phiếu của CTCP Gốm Từ Sơn Viglacera (13/06/2007)

>   Tin vắn DN niêm yết tại TTGDCK TP.HCM 13/6 (13/06/2007)

>   Tập đoàn Dệt may sắp có công ty chứng khoán (13/06/2007)

>   Giao dịch cổ phiếu niêm yết ngoài sàn: SOS! (13/06/2007)

>   Vinamilk chi trả cổ tức đợt 1/2007 (13/06/2007)

>   “Mới có 50% trang web chứng khoán được vá lỗi” (13/06/2007)

>   Lãnh đạo BMC nói gì về việc cổ phiếu tăng phi mã? (13/06/2007)

>   Trực tuyến thông tin chứng khoán Việt Nam ra toàn cầu (12/06/2007)

>   TMC trả cổ tức đợt 1 năm 2007 và phát hành cổ phiếu thưởng (12/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật