Chủ Nhật, 13/05/2007 23:01

Thị trường OTC chính thức: Giảm rủi ro cho nhà đầu tư

Các rủi ro trên thị trường niêm yết mà các nhà đầu tư (NĐT) gánh chịu trong thời gian qua kiểu như ACB bị buộc thay đổi ngày chốt quyền hưởng cổ tức, VF1 điều chỉnh giảm giá phát hành... không là gì so với những rủi ro mà các NĐT gặp phải trên thị trường cổ phiếu chưa niêm yết (OTC). Một thị trường OTC được tổ chức, có kiểm soát... không chỉ là mục tiêu đã được Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) đề ra cách đây khá lâu mà đó cũng là nhu cầu bức thiết của phần lớn các NĐT hiện nay trên thị trường này.

Theo ông Huy Nam, chuyên gia tài chính chứng khoán tại TP.HCM, một thị trường OTC chính thức sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro cho các NĐT. Nếu như ở thị trường niêm yết, công ty chứng khoán thực hiện giao dịch cho NĐT thì ở thị trường OTC, các công ty chứng khoán cũng có thể làm tương tự. Các công ty cổ phần sẽ tự nguyện đăng ký giao dịch ở công ty chứng khoán mà họ có nhu cầu theo những tiêu chí nhất định về vốn, về thông tin...

"Ở thị trường OTC, những cổ phiếu được chọn giao dịch cũng đạt được mức độ nào đó về tính thanh khoản. Cũng có các tổ chức chịu trách nhiệm về thông tin, công bố thông tin... Nếu như sàn chính thức khoảng 500 cổ phiếu niêm yết thì thị trường OTC khoảng vài ngàn chứ không phải tất cả. Những công ty không đủ tiêu chuẩn để giao dịch trên thị trường OTC phải phấn đấu để đạt được điều đó" - ông Nam nói.  NĐT muốn mua hay bán một loại cổ phiếu nào đó sẽ đến công ty chứng khoán để được cung cấp các thông tin cần thiết về công ty đó và nhờ công ty chứng khoán mua, bán cho họ.

Ông Nam cảnh báo, việc phải đăng ký quản lý công ty đại chúng như theo quy định để chuẩn bị cho một thị trường OTC chính thức nếu không khéo sẽ sai lệch. Nhà đầu tư có thể nhờ công ty chứng khoán tìm giúp cổ phiếu theo yêu cầu của mình chứ không phải tự tìm nhau rồi đưa đến công ty chứng khoán làm chứng. Đó chỉ là quản lý hành chính. Hiện nay, một số công ty chứng khoán cũng đang hoàn tất những bước cuối cùng để hình thành thị trường OTC chính thức.

Dự kiến khoảng cuối tháng 7 sẽ đi vào hoạt động. Lúc đó, NĐT muốn mua, bán cổ phiếu trên thị trường này có thể đến công ty chứng khoán để được tư vấn thông tin, giao dịch. Sau khi giao dịch thành công mới trả phí theo quy định. Cách thức này sẽ giúp các NĐT giảm thiểu được rất nhiều rủi ro như hiện nay.

Theo UBCKNN, việc yêu cầu các công ty cổ phần đăng ký lại thành công ty đại chúng là bước đầu tiên để kiểm soát thị trường OTC. Sau khi đăng ký, các công ty này sẽ phải thực hiện kiểm toán, công bố thông tin và quản trị công ty theo quy định của Luật chứng khoán. Bước tiếp theo là các công ty tiến hành lưu ký cổ phiếu, sử dụng các công ty chứng khoán làm đầu mối và chuyển giao dịch về Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Cổ phần hóa bệnh viện, đại học: Các câu hỏi đặt ra (13/05/2007)

>   Một chút cổ phần có là bao! (13/05/2007)

>   Cổ phần hóa là...? (13/05/2007)

>   Từ chuyện cái bóng đèn cháy (12/05/2007)

>   Giám sát tình hình quản lý, sử dụng kho bãi Công ty CP Rượu Bình Tây (12/05/2007)

>   31/5, Bảo Việt sẽ thực hiện IPO (11/05/2007)

>   Thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần Cty KD & PT Nhà Lâm Đồng (DALAT - REALCO) (10/05/2007)

>   Thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần các Cty Chè Lâm Đồng và Bộ phận Vungtau Intourco Resort (10/05/2007)

>   Thông tin đăng ký làm đại lý đấu giá cho Cty CP Vincom (10/05/2007)

>   Thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần CTCP Xây dựng Cotec (COTECCONS) (10/05/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật