Thứ Sáu, 11/05/2007 13:26

Các ngân hàng vào cuộc đua tăng vốn mới

Đáp ứng sự chờ đợi của các ngân hàng và giới đầu tư, Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận kế hoạch tăng vốn của một số ngân hàng như Đông Á (EAB), Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Sài Gòn Công thương (Saigonbank) và đang xem xét hồ sơ tăng vốn của một số ngân hàng khác.

Ngay sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, các ngân hàng cổ phần đã và đang chuẩn bị phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi tăng vốn.

EAB, sau khi được phép tăng vốn từ 880 tỷ đồng lên 1.400 tỷ đồng, sẽ phát hành 520 tỷ đồng cổ phiếu tăng vốn cho các cổ đông hiện hữu theo danh sách đã chốt vào đầu năm 2007. Dự kiến nếu được Ngân hàng Nhà nước cho phép, cuối năm nay, EAB sẽ phát hành một đợt cổ phiếu mới, tổng trị giá 600 tỷ đồng để tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng.

Saigonbank cũng dự kiến sẽ triển khai kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn từ 689,255 tỷ đồng hiện nay lên 1.020 tỷ đồng ngay trong tháng này.

Tổng Giám đốc Saigonbank Trần Thị Việt Ánh cho biết ngân hàng sẽ phát hành khoảng 330 tỷ đồng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu theo tỉ lệ 1:0,36 (mỗi cổ đông sở hữu 10 cổ phần được mua 3,6 cổ phần mới), với giá bằng mệnh giá là 250.000 đồng/cổ phiếu.

Không chịu thua kém, Eximbank cũng sẽ phát hành gần 1,6 triệu cổ phiếu vào cuối tháng này, để tăng vốn từ 1.212 tỷ đồng lên 2.800 tỷ đồng.

Ngân hàng sẽ bán 657.753 cổ phiếu cho cổ đông trong danh sách đã chốt ngày 31/12/2006 và bán 368.000 cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu (chốt danh sách vào ngày 22/6 tới). Phương thức phát hành theo tỷ lệ 5:1 với giá bằng mệnh giá (1 triệu đồng/cổ phiếu).

Ngoài ra, Eximbank sẽ bán 495.876 cổ phiếu cho các đối tác chiến lược trong nước. Số còn lại được bán cho cán bộ, công nhân viên với giá bằng mệnh giá.

Trong năm nay Eximbank cũng sẽ phát hành 2.800 tỉ đồng trái phiếu chyển đổi cho cổ đông hiện hữu.

Cuộc đua tăng vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần là một điều tất yếu xảy ra trong bối cảnh các ngân hàng đang nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh trên sân chơi tự do. Theo lý giải của các ngân hàng cổ phần, sở dĩ rất cần đến kế hoạch tăng vốn là để có đủ chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ phát triển mạng lưới tranh thủ chiếm lĩnh thị phần.

Tuy nhiên, để tránh rủi ro, các ngân hàng phải chứng minh được tính khả thi và mục đích sử dụng vốn tăng thêm để Ngân hàng Nhà nước có thể chấp thuận kế hoạch này./.

TTXVN

Các tin tức khác

>   VCB tài trợ vốn xây nhà máy sản xuất côngtennơ đầu tiên (11/05/2007)

>   Lãi suất EUR duy trì, Bảng Anh tăng (11/05/2007)

>   Giá vàng thế giới lại giảm (11/05/2007)

>   Thông tin tiếp về đề án “xuất ngoại” 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ (11/05/2007)

>   Về miền Trung mở ngân hàng (11/05/2007)

>   Kiểm toán Nhà nước làm việc tại TP.HCM về Đề án 112 (10/05/2007)

>   Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ gia nhập ADFIAP (10/05/2007)

>   Đàm phán vay vốn ADB cho dự án Nhiệt điện Mông Dương I (10/05/2007)

>   Đô la suy yếu - ai được, ai mất? (10/05/2007)

>   Fed giữ nguyên lãi suất 5,25%, có thể duy trì cả năm (10/05/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật