Thứ Bảy, 14/04/2007 11:35

Cần "giữ mình" trước đối tác chiến lược "ngoại"

Có thể nói, trào lưu bán cổ phần cho các đối tác là ngân hàng nước ngoài của các ngân hàng trong nước thời gian gần đây là xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập. Tuy nhiên, bên cạnh cái được là nâng cao thanh thế thì các ngân hàng trong nước cũng cần phải giữ thế chủ động trước khát vọng thôn tính của các đối tác "ngoại" đầy tiềm lực.

Cho đến nay, việc mua bán cổ phần của một số ngân hàng vẫn đang tiếp tục nóng. Ông Lê Đắc Sơn - Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VP Bank) cho biết, kế hoạch bán 10% vốn điều lệ cho đối tác nước ngoài là Tập đoàn Tài chính ngân hàng Singapore OCBC đã hoàn tất. Song VP Bank không dừng lại ở đó mà vẫn tiếp tục thương thảo với một số đối tác nước ngoài để bán cổ phần, đưa thương hiệu VP Bank ra toàn cầu.

Xu hướng "sính ngoại"

Trường hợp của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam (Southern Bank) cũng là ví dụ điển hình. Sau khi Cathay Bank - ngân hàng nước ngoài tại Hoa Kỳ chính thức mua lại 10% vốn điều lệ của Southern Bank. Ngân hàng này đã không dừng lại mà còn mở rộng hợp tác với Southwestern National Bank (Texas- Hoa Kỳ) để thiết lập quan hệ đại lý giữa hai ngân hàng thực hiện thanh toán quốc tế và chuyển tiền điện tử vào VN. Dịch vụ này sẽ chuyển tiền đến các thành phố lớn của Việt Nam trong vòng 24 giờ và trong 48 tiếng sẽ chuyển đến địa chỉ người nhận như TP HCM, Đà Nẵng, Hà Nội và TP Cần Thơ.

Ông ChalyMadan - Tổng Giám đốc Citigoup tại VN cũng xác nhận trong tháng 8 Citigroup sẽ ký hợp đồng hợp tác toàn diện với một ngân hàng thương mại cổ phần ở TP HCM và 5 năm sau chính thức trở thành đối tác chiến lược của ngân hàng đó.

Theo thông tin mới nhất từ Vietcombank, chỉ riêng ở Mỹ, ngoài Citigroup, 2 tập đoàn tài chính khác Goldman Sachs và JP Morgan (Đức) muốn trở thành cổ đông của Vietcombank khi ngân hàng này cổ phần hoá trong năm tới. Ngoài ra, Wachovia - Ngân hàng lớn thứ 4 của Mỹ có tổng tài sản 650 tỷ USD vừa chính thức thành lập văn phòng đại diện tại Hà Nội cũng đang muốn tìm mua cổ phần và trở thành đối tác chiến lược của Vietcombank và một số các ngân hàng trong nước.

Cẩn thận kẻo răng chẳng còn!

Ông Vũ Hoàng Hải - Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính (VAFI) nhận định: Việc cho các cổ đông nước ngoài mua cổ phần góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong nước. Và tỷ lệ tham gia được giới hạn ở mức 35% (ngân hàng quốc doanh) và 49% (ngân hàng cổ phần) đủ để khuyến khích họ đổ vốn vào các ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, ông Lê Đình Long - Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc Tế (VIB Bank) cho rằng, có sự khác biệt rất lớn trong việc góp vốn của cổ đông trong nước và nước ngoài. Nếu như cổ đông trong nước đầu tư vốn vào ngân hàng và mong được hoàn vốn nhanh, yêu cầu cao về cổ tức thì các cổ đông nước ngoài lại kỳ vọng nhiều vào sự phát triển bền vững và lâu dài của ngân hàng, cũng như giá trị cổ phiếu. Các nhà đầu tư trong nước phó thác đồng vốn của mình cho hội đồng quản trị, còn nhà đầu tư nước ngoài lại cố gắng tác động vào ngân hàng và mong muốn ngày càng nâng cao giá trị góp vốn. Từ góc độ kinh doanh trong lĩnh vực nhạy cảm này, tôi đánh giá cao thái độ tích cực của các cổ đông nước ngoài. Việc chọn góp vốn phải chú trọng vào giá trị của đồng vốn và hiệu quả sử dụng, không nhất thiết tỷ lệ tham gia phải là bao nhiêu %.

Tuy nhiên, điều mà ông Long cũng như nhiều lãnh đạo các ngân hàng cổ phần lo ngại là nguy cơ các ngân hàng trong nước bị đối tác nước ngoài thôn tính. Bởi trong khi chủ sở hữu của ngân hàng cổ phần trong nước chỉ là một hoặc một vài cá nhân thì đối tác nước ngoài là cả một định chế tài chính tầm cỡ quốc tế. Họ rất mạnh và không bao giờ muốn dừng ở phần vốn góp hiện tại. Chính vì vậy, nếu các ngân hàng VN không đủ vốn để theo kịp thì đến một ngày nào đó tính tự chủ có thể mất đi, dẫn đến nguy cơ bị áp đảo.

Không phải ngẫu nhiên mà ngân hàng nước ngoài muốn tham gia vào các tổ chức tín dụng VN. Bởi họ có thể tự xin phép thành lập chi nhánh và xây dựng mạng lưới. Tuy nhiên, chẳng có cách nào nhanh hơn là "tận dụng" cơ sở của chính các ngân hàng trong nước để có thể mở rộng mạng lưới nhanh và rộng khắp.

DĐDN

Các tin tức khác

>   Đấu giá cổ phần Công ty XNK Intimex – Giá đấu thành công bình quân gấp gần 16 lần giá khởi điểm (14/04/2007)

>   TAFOCO thông báo họp ĐHCĐ năm 2007 (13/04/2007)

>   CTCP Đầu tư Nam Khang ĐHCĐ năm 2007 (13/04/2007)

>   CTCP Xây dựng & Sản xuất VLXD đại Hội cổ đông năm 2006 (13/04/2007)

>   Thông báo kết quả đấu giá bán cổ phần của Cty cổ phần XNK Petrolimex (13/04/2007)

>   Thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần Cty Thương Nghiệp XNK Tổng hợp Đồng Tháp (Docimexco) (13/04/2007)

>   Công ty kiểm toán đầu tiên bán cổ phần (13/04/2007)

>   Hapro cảnh báo về việc mua bán cổ phần 'ảo' (13/04/2007)

>   Cơ hội "đào mỏ" cổ phiếu (13/04/2007)

>   Đà Nẵng: Cổ phần hoá KCN Hoà Cầm (13/04/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật