Thứ Tư, 02/03/2016 21:02

Đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 21 tuyến đường cao tốc dài hơn 6,400 km

Quy hoạch phát triển mạng đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 đến năm 2030 sẽ có 21 tuyến với tổng chiều dài 6,411 km. Tổng vốn đầu tư đến năm 2030 được ước tính 599,186 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển mạnh đường cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến 2030.

Cụ thể, mạng đường bộ cao tốc bao gồm các trục chính có lưu lượng xe cao, liên kết với hệ thống đường bộ, kết cấu hạ tầng của các phương thức vận tải khác nhằm đồng bộ, chủ động và hiệu quả các dịch vụ vận tải trong phát triển kinh tế. Đồng thời có tính kết nối với hệ thống đường bộ cao tốc của các nước trong khu vực để chủ động hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế.

Theo ý kiến của Thủ tướng, quy hoạch mạng đường bộ cao tốc quốc gia làm cơ sở để xác định nguồn vốn đầu tư, quỹ đất và tiến trình thực hiện các dự án đường bộ cao tốc từ nay đến năm 2020, năm 2030 và những năm tiếp theo.

Mục tiêu của việc quy hoạch nhằm hình thành mạng đường cao tốc quốc gia, đảm bảo kết nối các trung tâm kinh tế trọng điểm, các cửa khẩu chính, các đầu mối giao thông quan trọng có nhu cầu vận tải lớn, tốc độ cao. Trong đó sẽ tập trung xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam, ưu tiên các tuyến đường cao tốc nối các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và các tuyến đường ra cảng biển lớn.

Bên cạnh đó, tạo khả năng liên kết cao với các phương thức vận tải hiện đại khác và hội nhập khu vực, quốc tế. Đường cao tốc được thiết kế tách biệt nhưng phải đảm bảo liên kết với mạng đường nội bộ. Ngoài ra, hệ thống đường cao tốc góp phần giải quyết ách tắc giao thông, trước hết tại  2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM.

Trên cơ sở dự báo nhu cầu vận tải, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 của đất nước, định hướng phát triển của 4 vùng kinh tế trọng điểm, chiến lược giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến 2030, quy hoạch xác lập mạng đường bộ cao tốc Việt Nam sẽ gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6,411 km. Trong đó gồm:

- Tuyến cao tốc Bắc – Nam gồm tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông có tổng chiều dài 1,814 km và tuyến Bắc – Nam phía Tây 1,269 km.

- Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Bắc gồm 14 truyến đường hướng tâm kết nối với Hà Nội, tổng chiều dài 1,368 km. Cụ thể, tuyến cao tốc Hà Nội – Bắc Giang – Lạng Sơn dài 143 km; Hà Nội – Hải Phòng dài 105 km; Hà Nội – Việt Trì (Phú Thọ)  – Lào Cai dài 264 km; Hà Nội – Thái Nguyên dài 62 km; Thái Nguyên – Chợ Mới (Bắc Cạn) – Bắc Cạn dài 43 km; Láng Hòa (Hà Nội) – Hòa Bình dài 26 km; Nội Bài (Hà Nội) – Bắc Ninh – Hạ Long (Quảng Ninh) dài 176 km; Hạ Long (Quảng Ninh) – Móng Cái (Quảng Ninh) dài 128 km; Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh dài 160 km; Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) dài 144 km; Đoan Hùng (Phú Thọ) – Tuyên Quang dài 18 km; Chợ Bến (Hòa Bình) – Yên Mỹ (Hưng Yên) dài 35 km; Phủ Lý (Hà Nam) – Nam Định dài 25 km.

- Hệ thống đường cao tốc khu vực miền Trung và Tây Nguyên sẽ gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 264 km, cụ thể gồm tuyến cao tốc Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) – Hương Sơn (Hà Tĩnh) dài 34 km; Cam Lộ (Quảng Trị) – Lao Bảo (Quảng Trị) dài 70 km; Quy Nhơn (Bình Định) – Pleiku (Gia Lai) dài 160 km.

- Hệ thống cao tốc khu vực phía Nam sẽ gồm 7 tuyến với chiều dài tổng cộng 983 km. Cụ thể, tuyến Biên Hòa (Đồng Nai) – Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) – Vũng Tàu dài 76 km; Dầu Giây (Đồng Nai) – Liên Khương (Lâm Đồng) – Đà Lạt (Lâm Đồng) dài 208 km; TP.HCM – Mộc Bài (Tây Ninh) dài 55 km; Châu Đốc (An Giang) – Cần Thơ – Sóc Trăng dài 200 km; Hà Tiên (Kiên Giang) – Rạch Giá (Kiên Giang) – Bạc Liêu dài 225 km; Cần Thơ – Cà Mau dài 150 km.

- Hệ thống đường vành đai cao tốc tại Hà Nội gồm có vành đai 3 dài 54 km, vành đai 4 dài 125 km, vành đai 5 dài 246 km; tại TP.HCM có vành đai 3 dài 89 km, vành đai 4 dài 198 km.

Quá trình triển khai quy hoạch sẽ ưu tiên các tuyến Hà Giang – Tuyên Quang; Lai Châu – Bảo Hà (Lào Cai);  Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên Phủ; Pleiku (Gia Lai) – Cửa khẩu Lệ Thanh (Gia Lai); chơn Thành (Bình Phước) – Cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước); Thanh Thủy (Nghệ An) – Rộ (Nghệ An); nút giao Cao Bồ (Ninh Bình) – Thịnh Long (Nam Định).

Theo đó, tổng vốn đầu tư cho hệ thống đường cao tốc tính đến năm 2020 là khoảng 342,585 tỷ đồng, đến năm 2030 là 599,186 tỷ đồng và sau năm 2030 là 460,474 tỷ đồng.

Tổng quỹ đất dành cho xây dựng các tuyến đường cao tốc theo quy hoạch dự kiến là 42,043 ha, trong đó diện tích đã chiếm dụng của các tuyến đường đã và đang được xây dựng khoảng 8,688 ha, diện tích cần bổ sung khoảng 33,355 ha (với 16,402 là đất nông nghiệp).

Vốn đầu tư sẽ được huy động từ nhiều nguồn như ngân sách Nhà nước dưới hình thức vay Chính phủ hoặc bảo lãnh vay, phát hành trái phiếu công trình... Ngoài ra sẽ huy động thêm nguồn lực khác như PPP, BOT, BT, BTO,... Bên cạnh đó, đẩy mạnh vận động các nhà tài trợ tiếp tục cung cấp ODA để phát triển đường cao tốc./.

Các tin tức khác

>   Đồng Nai muốn cơ chế đặc biệt cho sân bay Long Thành (22/09/2015)

>   Nắm hàng triệu ha đất, nộp ngân sách không bằng một nhà máy (22/09/2015)

>   Phê duyệt quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái (22/09/2015)

>   Tiêu thụ xi măng nội địa tăng mạnh (22/09/2015)

>   Tín dụng bất động sản có đáng lo? (22/09/2015)

>   Thấy gì từ khu đất Nông dược HAI ráo riết đổ tiền đầu tư? (22/09/2015)

>   Thiếu nhà máy xử lý rác, Phú Quốc đối mặt ô nhiễm môi trường (22/09/2015)

>   Sẽ xin ý kiến Quốc hội về số vốn hơn 14 nghìn tỷ đồng TPCP còn dư (22/09/2015)

>   Ám ảnh bong bóng bất động sản (22/09/2015)

>   Vincom sắp khai trương tại Hải Phòng (21/09/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật