Thứ Tư, 02/03/2016 09:23

CPI tháng 3 có thể tăng nhẹ?

Thời gian tới thị trường hàng hóa sẽ dần trở lại bình thường sau đợt Tết Nguyên đán, giá các mặt hàng nhóm lương thực, thực phẩm sẽ giảm, nhóm giao thông tiếp tục giảm…, tuy nhiên do một số loại hàng hóa dịch vụ do nhà nước quản lý giá tăng theo lộ trình, nên chỉ số giá tháng 3 sẽ vẫn tăng nhẹ so với tháng 2.

 

Bộ Công Thương vừa công bố một số thông tin thị trường hàng hóa trong tháng 2 năm 2016. Theo đó, thị trường hàng hóa tháng 2 tập trung chủ yếu cho các hoạt động mua sắm và vui chơi dịp Tết Nguyên đán, nguồn cung hàng hóa dồi dào, đa dạng, chất lượng, mẫu mã của hàng hóa, nhất là hàng Việt Nam ngày càng được nâng cao, đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. Cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu không có biến động bất thường, riêng mặt hàng rau xanh do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại hồi cuối tháng 1 nên nguồn cung giảm, giá tăng cao hơn cùng kỳ năm trước; các mặt hàng nhóm nhiên liệu, năng lượng tiếp tục xu hướng giảm, góp phần tạo tâm lý ổn định hơn cho thị trường hàng hóa Tết nói chung; một số mặt hàng vật tư thiết yếu khác giá tương đối ổn định.

Thị trường các mặt hàng tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán 2016 diễn ra sôi động, nhiều chương trình khuyến mại giảm giá liên tục được các doanh nghiệp đồng loạt áp dụng trong dịp này để cạnh tranh và thu hút nhu cầu mua sắm cuối năm. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, tại các đô thị, các mặt hàng Tết, nhất là hàng đặc sản vùng miền, hàng nhập khẩu… được mua bán qua nhiều kênh, nhiều hình thức đa dạng như điện thoại, Internet, giao hàng tận nhà… nên phục vụ khá tốt nhu cầu của người dân.

Tại các trung tâm thương mại, siêu thị, sức mua vẫn có xu hướng tập trung khá lớn do mặt hàng đa dạng, chất lượng tốt, giá cả ổn định. Tại các chợ dân sinh, hoạt động mua bán cũng khá tấp nập, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống, hoa, trái cây, đồ thờ cúng. Ngoài ra, tại các điểm bán hoa cây cảnh Tết do các địa phương tổ chức, hàng hóa cũng rất đa dạng, hình thức đẹp mặt bằng giá tương đương Tết năm trước. Do nguồn cung hàng hóa dồi dào, nhiều siêu thị kéo dài thời gian phục vụ đến chiều ngày 29 Tết và bắt đầu trở lại vào ngày mùng 1 Tết; một số siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã không nghỉ Tết (siêu thị Aeon, Shop&Go, B’Smart, hệ thống các cửa hàng tiện lợi của một số thương hiệu lớn tại Hà Nội và TP HCM) nên đã hạn chế tâm lý mua tích trữ của người dân, thị trường hàng hóa khá bình ổn, không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá.

Trong dịp Tết Nguyên đán, đã có 56/63 địa phương thực hiện Chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường. Các mặt hàng dự trữ bình ổn tập trung vào những hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu Tết như: lương thực, thực phẩm tươi sống, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, dầu ăn, bánh kẹo, rau củ quả, muối, đường, bột ngọt… Ngoài lượng hàng dự trữ được vay vốn ưu đãi nhằm góp phần bình ổn thị trường, nhiều doanh nghiệp, địa phương đã chủ động tăng lượng hàng dự trữ lên 10-15% so với dịp Tết năm ngoái. Bên cạnh công tác chuẩn bị nguồn hàng, nhiều địa phương tiếp tục chú trọng đến công tác đưa hàng về nông thôn, các khu công nghiệp, các xã huyện vùng sâu vùng xa, vùng huyện đảo để phục vụ bà con đón Tết.

Theo Tổng cục Thống kê, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tháng 2 đạt 287.962 tỷ đồng, giảm 3,7% so với tháng trước (mặc dù tháng 2 là tháng Tết nhưng do có 29 ngày nên giá trị tổng mức giảm, nếu tính giá trị bình quân/ngày, tổng mức tháng 02 vẫn đạt mức cao hơn). Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 2, hàng lương thực, thực phẩm vẫn là mặt hàng được mua sắm nhiều nhất, tiếp đến là đồ dùng, dụng cụ thiết bị gia đình; các nhóm du lịch, dịch vụ, lưu trú ăn uống vẫn đạt mức khá do kỳ nghỉ Tết dài, nhu cầu du lịch, vui chơi ăn uống ngoài gia đình cao. Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa 2 tháng đầu năm đạt 586.968 tỷ đồng, tăng 9,75% so với cùng kỳ năm trước, trong đó tăng cao nhất là nhóm hàng lương thực, thực phẩm (tăng 12,46%); hàng may mặc, đồ dùng gia đình, dịch vụ du lịch và dịch vụ khác cũng đạt mức tăng khá (tăng trên 9%) do đây cũng là những hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ nhiều trong dịp Tết; các nhóm khác chỉ tăng từ 3-8%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 2 tháng đầu năm 2016 vẫn tăng 8,6%.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02 tăng 0,42% so với tháng 01, trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống là nhóm có mức tăng cao nhất (tăng 1,98%) do nhu cầu các mặt hàng thực phẩm, lương thực, ăn uống ngoài gia đình tăng mạnh trong dịp cuối năm âm lịch và Tết Nguyên đán; Nhóm tăng cao tiếp theo là nhóm đồ uống, thuốc lá, đây cũng là nhóm hàng được tiêu thụ nhiều trong dịp Tết; Các nhóm tăng khác chỉ tăng từ 0,03-0,8%; Một số nhóm có CPI giảm do tác động của giá xăng dầu, gas như nhà ở và vật liệu xây dựng (giảm 0,41%), giao thông (giảm 3,96%) và nhóm bưu chính viễn thông (giảm 0,16%) do các chương trình khuyến mại của các hãng viễn thông. Nếu so với tháng 12 năm 2015, CPI cũng chỉ tăng 0,42%.

CPI bình quân 2 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015 tăng 1,03%, trong đó nhóm giáo dục là nhóm tăng cao nhất (tăng 3,36%) do trong thời gian cuối năm 2015 và đầu năm 2016, một số tỉnh đã tăng học phí các cấp theo lộ trình; các nhóm khác chỉ tăng từ 1,45-2,66%, riêng các nhóm lương thực (do giá thóc gạo giảm trong năm 2015), giao thông (do giá xăng dầu giảm), bưu chính viễn thông giảm từ 0,54-7,44%.

Dự báo, trong thời gian tới, thị trường hàng hóa sẽ dần trở lại bình thường sau đợt Tết Nguyên đán và các ngày lễ hội sau Tết, giá các mặt hàng nhóm lương thực, thực phẩm sẽ giảm, nhóm giao thông tiếp tục giảm…, tuy nhiên do một số loại hàng hóa dịch vụ do nhà nước quản lý giá tăng theo lộ trình (như giá dịch vụ y tế, giáo dục, điện…) nên chỉ số giá tháng 3 sẽ vẫn tăng nhẹ so với tháng 2.

dđdn

Các tin tức khác

>   Chỉ số công nghiệp tháng 11 tại Hà Nội tăng 9% so cùng kỳ năm 2014 (23/11/2015)

>   Hà Nội: CPI tháng 11 tăng nhẹ 0.04% do giá nước (23/11/2015)

>   Thủ tướng: Kinh tế vĩ mô ổn định, CPI cả năm ước tăng dưới 2% (18/11/2015)

>   Đỉnh nợ công sẽ rơi vào năm 2017 là 63% (17/11/2015)

>   ‘Tồn kho” chất vấn qua góc nhìn Chính phủ (16/11/2015)

>   Xử lý hơn 46.000 vụ phạm tội kinh tế trong 3 năm (14/11/2015)

>   Quốc hội duyệt 239,000 tỷ đồng giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (12/11/2015)

>   Quyết định tăng lương, cho phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế (11/11/2015)

>   Quốc hội thông qua chỉ tiêu GDP 2016 tăng 6.7%, CPI dưới 5% (10/11/2015)

>   Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc (06/11/2015)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật