Thứ Sáu, 07/03/2025 09:51

Đề xuất tăng Thuế TTĐB: Cần đánh giá tác động một cách toàn diện và có lộ trình hợp lý

Nhiều Hiệp hội cho rằng, nếu tăng Thuế TTĐB đối với rượu, bia và bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế này sẽ cản trở động lực tăng trưởng kinh tế. Do đó, cần đánh giá một cách toàn diện và có lộ trình hợp lý.

Quốc hội và Chính phủ quyết tâm với mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt trên 8% và hai con số trong giai đoạn tiếp theo 2026-2030. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đã giao các mục tiêu rất cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực, địa phương.

Chính phủ và các bộ ngành thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp để cùng đồng hành, lắng nghe, giải quyết vướng mắc về thể chế, xây dựng các cơ chế chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp.

Liên đoàn thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã nhận định “Đầu tư và tiêu dùng là hai yếu tố trọng yếu, có tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế”; cùng quan điểm với nhiều chuyên gia trong đó tiêu dùng trong nước là “hàn thử biểu” phản ánh nhu cầu, sức mua của người dân.

Để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, du lịch, tiêu dùng trong nước, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành chính sách tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng 2% trong 6 tháng đầu năm 2025 và 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu đề xuất các chính sách miễn giảm thuế, phí, lệ phí khác như đề xuất giảm tiền thuê đất năm 2025 với mức giảm 30% nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, du lịch, tiêu dùng trong nước trong năm 2025.

Tuy nhiên, Dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hiện đang điều chỉnh tăng cao thuế suất mặt hàng rượu, bia theo hai phương án với mức tăng trong 5 năm liên tục, với thuế suất cao lên tới 100% và bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB.

Mới đây, một số hiệp hội đã gửi văn bản kiến nghị đến các nhà hoạch định chính sách về sửa đổi Luật Thuế TTĐB. Theo đó, VCCI lo ngại “Việc điều chỉnh thuế suất TTĐB một cách đột ngột có thể làm giảm sức mua, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển chung của nền kinh tế”.

Đồng tình với phân tích này, Hiệp hội tư vấn thuế (VTCA) cũng chia sẻ “ Việc chọn phương án 2 là tăng nhanh, liên tục, gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại và cả dịch vụ ăn uống.

Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) quan ngại “Một trong những mục tiêu cụ thể để giúp tăng trưởng kinh tế là đẩy mạnh tiêu dùng, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước. Trong khi đó, một trong những mục tiêu của thuế TTĐB là giảm tiêu dùng trong bối cảnh ngành vừa mới có dấu hiệu hồi phục sẽ gây cản trở, mất đi động lực “đẩy mạnh tiêu dùng” để đạt của mục tiêu tăng trưởng”.

Cần đánh giá một cách toàn diện

Các hiệp hội nhấn mạnh rằng điều chỉnh thuế cần được đánh giá tác động một cách toàn diện, mức tăng và lộ trình hợp lý, tránh tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, người lao động và chuỗi cung ứng liên quan để đóp góp vào động lực giúp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Theo đại diện VBA, từ sau Covid-19, người dân đã thắt chặt chi tiêu hơn mặc dù kinh tế đã có sự bật tăng “lò xo” trong năm 2022. Cụ thể, những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, ngành đồ uống đã ghi nhận sự sụt giảm do nhu cầu giảm mạnh. Người dân thắt chặt chi tiêu do lo lắng mất việc việc làm đang lan rộng từ khối hành chính công, ngành công nghệ, ngân hàng, bán lẻ, sản xuất. Theo Báo cáo xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng quý IV năm 2024 và dự báo quý I năm 2025, khảo sát các doanh nghiệp cho thấy 62% lo ngại về “Nhu cầu thị trường trong nước thấp”.

Hiệp hội các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, những thay đổi trong chính sách thương mại của một số thị trường xuất khẩu lớn có thể dẫn đến những chuyển dịch đầu tư ra khỏi những thị trường có rủi ro cao về thuế. Những thay đổi về chính sách thuế như tăng thuế suất hay hay bổ sung các mặt hàng mới và diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt “Sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và môi trường đầu tư tại Việt Nam”.

VBA cho biết, ngành đồ uống hiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn từ các công ty đa quốc gia của các nước phát triển khu vực châu Âu, châu Mỹ. Các công ty này cam kết đầu tư đem theo công nghệ sản xuất, chế biến hiện đại, đóng góp vào sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành công nghiệp ngành đồ uống. Do đó, đề xuất tăng thuế TTĐB như hiện nay có thể ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, niềm tin của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Theo thông tin liên quan đến các Báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động định lượng của đề xuất tăng thuế TTĐB đã được công bố xét về tác động kinh tế vĩ mô. Trong đó, cả hai phương án trong Dự thảo Luật đều có nguy cơ làm giảm giá trị gia tăng của ngành và tác động tiêu cực đến GDP, dù trong ngắn hạn, thu ngân sách có thể tăng, nhưng về trung và dài hạn sẽ giảm.

Cụ thể, đối với ngành bia, theo hai phương án mà Ban soạn thảo đề xuất, GDP sẽ sụt giảm lần lượt là 14.276 tỷ đồng (tương đương 0,0354%) và 32.5259 tỷ đồng (tương đương 0,08%); Tổng giá trị tăng thêm của ngành bia là 44.359 tỷ đồng (tương đương 9,4%) và 61.899 tỷ đồng (tương đương 13,12%); Đối với ngành nước giải khát, sụt giảm về GDP là 0,448% (tương ứng 42.570 tỷ đồng); Tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế giảm 0,601% (tương ứng 55.077 tỷ đồng).

Để các giải pháp, hỗ trợ của Chính phủ, bộ ngành tới các doanh nghiệp, người dân đi vào thực chất; đồng thời tối ưu các giải pháp giúp thúc đẩy các động lực tăng trưởng từ các thể chế, các hiệp hội kiến nghị điều chỉnh thuế TTĐB cần được đánh giá tác động một cách toàn diện, mức tăng và lộ trình hợp lý. Điều này sẽ tránh tác động tiêu cực đến ngành sản xuất, người lao động và chuỗi cung ứng liên quan để đóp góp vào động lực giúp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Các hiệp hội quan ngại Dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hiện đang điều chỉnh theo lộ trình liên tục, tăng quá cao thuế suất mặt hàng rượu, bia và bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB mà chưa có các đánh giá toàn diện đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% vào năm 2025 và hai con số trong giai đoạn tiếp theo 2026-2030 có thể có thể làm giảm sức mua, làm giảm động lực tăng trưởng, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và sự phát triển chung của nền kinh tế.

Các hiệp hội kiến nghị cân nhắc lùi lộ trình tăng thuế TTĐB từ năm 2028, với mức tăng hợp lý 5% mỗi hai năm; cân nhắc chưa nên bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB, nhằm giúp doanh nghiệp có thời gian thích ứng, đảm bảo tính khả thi của chính sách, hạn chế tác động tiêu cực đến thị trường và các động lực tăng trưởng kinh tế.

P.V

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Tổng thu NSNN 2 tháng đầu năm 2025 tăng gần 26% so với cùng kỳ (06/03/2025)

>   Vì sao uỷ quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân là 'con dao hai lưỡi'? (06/03/2025)

>   Sàn thương mại điện tử chuẩn bị nộp thuế thay nhà bán (05/03/2025)

>   Đề xuất lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt bia rượu, thuốc lá hợp lý hơn (05/03/2025)

>   Thi hành xong 100.515 tỷ đồng trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi (05/03/2025)

>   Sắp xét xử cựu tổng giám đốc gây thiệt hại hơn 740 tỷ đồng tiền thuế (05/03/2025)

>   Cơ quan thuế sẽ dùng AI để quản lý thuế tại sàn thương mại điện tử (04/03/2025)

>   Ngỡ ngàng khi phải nộp thuế cho khoản tiền 'trên trời rơi xuống', nên làm gì? (04/03/2025)

>   Áp thuế GTGT hàng hóa giá trị nhỏ: Đảm bảo hài hòa lợi ích ngân sách, doanh nghiệp và người tiêu dùng (07/03/2025)

>   3 bước hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động mới nhất (03/03/2025)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật