Thứ Sáu, 14/03/2025 08:42

4 trường hợp tài khoản ngân hàng bị đóng theo quy định

Tài khoản ngân hàng bị đóng khi có yêu cầu của chủ tài khoản; chủ tài khoản qua đời; tổ chức sở hữu tài khoản chấm dứt hoạt động; tài khoản bị phát hiện không chính chủ;…

Nghị định số 52/2024/NĐ-CP (Nghị định 52) về thanh toán không dùng tiền mặt có hiệu lực từ 1/7/2024 quy định các trường hợp đóng tài khoản thanh toán như sau:

Trường hợp 1: Chủ tài khoản yêu cầu đóng tài khoản. Điều kiện để đóng tài khoản là chủ tài khoản đã thanh toán đầy đủ mọi khoản phí và nghĩa vụ liên quan đến tài khoản.

Trường hợp 2: Chủ tài khoản qua đời (có Giấy chứng tử của chính quyền sở tại nơi cư trú cuối cùng của khách hàng).

Trường hợp 3: Tổ chức sở hữu tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 4: Chủ tài khoản vi phạm hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 5 và khoản 8 Điều 8 Nghị định 52/2024/NĐ-CP. Cụ thể:

Mở hoặc sử dụng tài khoản thanh toán, ví điện tử không đúng quy định: Mở tài khoản thanh toán, ví điện tử nặc danh, mạo danh; Mua, bán, thuê, cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán, ví điện tử; Thuê, cho thuê, mua, bán, mở hộ thẻ ngân hàng (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh); Lấy cắp, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, ví điện tử.

Sử dụng tài khoản thanh toán, ví điện tử cho mục đích bất hợp pháp: Sử dụng tài khoản thanh toán, ví điện tử để đánh bạc, tổ chức đánh bạc; Gian lận, lừa đảo; Kinh doanh trái pháp luật; Thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Ảnh minh hoạ: Tùng Đoàn

Số dư trong tài khoản bị đóng sẽ xử lý ra sao?

Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định cách xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán như sau:

Chi trả cho chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền:

Số dư sẽ được chuyển trả cho chủ tài khoản theo yêu cầu.

Trường hợp chủ tài khoản mất hoặc hạn chế năng lực hành vi, số dư sẽ được chi trả cho người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ theo quy định. 

Trường hợp chủ tài khoản qua đời, số dư sẽ được chi trả cho người thừa kế hoặc đại diện thừa kế hợp pháp.

Ngoài các trường hợp trên, số dư sẽ được chi trả theo quy định của pháp luật trong trường hợp có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nghị định 52 cũng quy định nếu đã thông báo cho người thụ hưởng hợp pháp mà họ không đến nhận, số dư sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo quy định hiện nay của từng ngân hàng, tài khoản không phát sinh giao dịch chủ động (tài khoản “ngủ quên”) trong một thời gian nhất định (thông thường từ 6-48 tháng), nếu số dư bằng 0 hoặc thấp hơn số dư tối thiểu sẽ bị khoá.

Do vậy, dù tài khoản ở trạng thái “ngủ quên” nhưng vẫn còn số dư, ngân hàng sẽ tiếp tục duy trì tài khoản và trừ phí quản lý tài khoản theo định kỳ, phí duy trì tài khoản “ngủ” cho đến khi số dư bằng 0.

Tuân Nguyễn

VietNamNet

Các tin tức khác

>   TS. Trần Du Lịch: Tăng trưởng năm nay phụ thuộc lớn vào dòng vốn tín dụng (13/03/2025)

>   Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc (13/03/2025)

>   Nên gửi tiết kiệm lãi suất có kỳ hạn hay không kỳ hạn để nhận lãi cao nhất? (13/03/2025)

>   Chờ giảm lãi suất điều hành? (13/03/2025)

>   Cập nhật sinh trắc học tại Sacombank dễ dàng qua VNeID  (13/03/2025)

>   Cho vay xuất nhập khẩu bằng ngoại tệ tại TPHCM tăng 1.37% (12/03/2025)

>   Thành lập Ngân hàng Nhà nước khu vực 9 tại Đà Nẵng, bổ nhiệm nhân sự chủ chốt (12/03/2025)

>   Dư địa can thiệp chính sách tiền tệ hạn chế, chính sách tài khóa vẫn tăng trưởng trong trung, dài hạn (12/03/2025)

>   Phó Thống đốc NHNN: Các ngân hàng không cần phải cạnh tranh lãi suất huy động (12/03/2025)

>   VietinBank dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 44.64%, tăng vốn lên 77,671 tỷ  (12/03/2025)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật