Thứ Hai, 10/02/2025 14:06

Tự doanh công ty chứng khoán đang nắm “hàng” nào?

Khối tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) gặt hái kết quả tích cực trong năm 2024. Hướng tới năm 2025, danh mục của CTCK đang nắm “hàng” gì?

Lợi nhuận tự doanh của các CTCK ước đạt hơn 14.2 ngàn tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm trước. Dù lình xình về cuối năm, nhưng cả năm 2024, thị trường chứng khoán vẫn theo hướng đi lên. VN-Index chốt 1,270 điểm, tăng 12.3% so với cuối năm 2023. Thêm vào đó, nhịp tăng dài trong quý 1 (từ 1,110 điểm lên 1,290 điểm) đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự doanh. Từ đó, giúp lợi nhuận từ mảng tự doanh cải thiện so với năm trước.

Nhóm có lãi tự doanh lớn nhất dẫn đầu là Chứng khoán SSI, Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS), Chứng khoán VNDIRECT (VND) với lợi nhuận tự doanh trên ngàn tỷ đồng. So với năm trước, SSI duy trì lợi nhuận tương đương, trên 2.4 ngàn tỷ đồng; trong khi lợi nhuận tự doanh của TCBS bứt phá mạnh 53%, lên 2.2 ngàn tỷ đồng. Ngược lại, lãi tự doanh của VND giảm 36% so với năm trước.

Trong nhóm có lợi nhuận tự doanh lớn nhất, Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) đạt mức tăng mạnh nhất với khoản lãi gấp gần 4 lần năm trước.

Top 10 CTCK lãi tự doanh lớn nhất năm 2024
Đvt: Tỷ đồng

2 công ty báo lỗ đậm nhất ở mảng tự doanh là Chứng khoán HD, Chứng khoán APG. Chứng khoán HD lỗ hơn 660 tỷ đồng, còn APG lỗ 177.5 tỷ đồng.

Theo sau là Chứng khoán SBS, Chứng khoán Phố Wall (WSS), Chứng khoán Stanley Brothers (VUA) với mức lỗ từ 18-34 tỷ đồng.

Các CTCK lỗ tự doanh năm 2024
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Công ty chứng khoán có gì trong danh mục?

 

Danh mục của SSI tiếp tục đi theo chiến lược thận trọng với phần lớn tài sản ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) là chứng chỉ tiền gửi (24.7 ngàn tỷ đồng), trái phiếu (15.2 ngàn tỷ đồng). Còn với danh mục cổ phiếu, SSI tập trung tỷ trọng lớn vào VPB (909 tỷ đồng), chiếm hơn 50% quy mô danh mục cổ phiếu và chứng khoán niêm yết.

TCBS nắm tài sản chủ yếu ở danh mục tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS). Trong đó, phần lớn là trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết (15.3 ngàn tỷ đồng). Ngoài ra, Công ty nắm 1.6 ngàn tỷ đồng cổ phiếu niêm yết và 1.1 ngàn tỷ đồng trái phiếu niêm yết.

VND có cơ cấu danh mục khá tương đồng với SSI. Khác biệt ở chỗ tỷ trọng lớn nhất trong danh mục nằm ở trái phiếu chưa niêm yết (gần 10.6 ngàn tỷ đồng). Xếp thứ hai là chứng chỉ tiền gửi 6.5 ngàn tỷ đồng. Trái phiếu niêm yết 4 ngàn tỷ đồng. Tương tự SSI, VND cũng nắm VPB, cùng 2 mã nổi bật khác là HSG và C4G.

Danh mục của SHS đặt trọng tâm vào cổ phiếu với một số mã nổi bật: FRT, FPT, VTP, VPB, SHB, TCD. Ngoài ra, Công ty cũng nắm giữ hơn 2.7 ngàn tỷ đồng trái phiếu và 1.2 ngàn tỷ đồng công cụ thị trường tiền tệ.

Chứng khoán VPBankS nắm chủ yếu trái phiếu chưa niêm yết (7.6 ngàn tỷ đồng) đối với danh mục tài sản FVTPL. Ở phía tài sản AFS, Công ty nắm hơn 1 ngàn tỷ đồng trái phiếu niêm yết và 660 tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết.

Chứng khoán VPSS chủ yếu giữ tài sản FVTPL ở dạng công cụ thị trường tiền tệ (chiếm tỷ trọng hơn 85%). Phần còn lại phần lớn là trái phiếu niêm yết.

Danh mục tài sản tài chính của VCI phần nhiều được ghi nhận ở tài sản AFS. Trong đó, các cổ phiếu chủ lực là KDH, IDP, FPT, TDM. Các mã này đều đang ghi lãi, nhất là khoản đầu tư vào IDP với giá thị trường hơn 2.1 ngàn tỷ đồng, gấp hơn 5 lần giá gốc.

Chứng khoán KAFI đang nắm phần lớn là giấy tờ có giá và tiền gửi có kỳ hạn hơn 7 ngàn tỷ đồng trong khối tài sản FVTPL. Công ty cũng nắm hơn 1 ngàn tỷ đồng trái phiếu của tổ chức tín dụng.

Chứng khoán HCM tập trung mạnh ở trái phiếu niêm yết (5 ngàn tỷ đồng) và cổ phiếu niêm yết, UPCoM (hơn 2.2 ngàn tỷ đồng). Ở danh mục cổ phiếu, Công ty có 3 mã chủ lực là FPT, STB, ACB.

Danh mục của VCBS phần nhiều là hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu chưa niêm yết.

Ở nhóm lỗ tự doanh, Chứng khoán HD nắm phần lớn trái phiếu chưa niêm yết (giá trị 973 tỷ đồng, chiếm 95% tỷ trọng).

Chứng khoán APG nắm hơn 590 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết. So với giá thị trường, Công ty chịu lỗ gần 150 tỷ đồng.

Chứng khoán Phố Wall (WSS) nắm 143 tỷ đồng cổ phiếu chưa niêm yết, chịu lỗ gần 45%. Ngoài ra, Công ty cũng chịu lỗ gần 10% với cổ phiếu chưa niêm yết ở danh mục tài sản AFS.

Danh mục tài sản FVTPL của SBS toàn bộ là cổ phiếu với giá gốc gần 150 tỷ đồng. Giá thị trường cuối năm 2024 là gần 136 tỷ đồng, Công ty ghi lỗ 10%.

Chứng khoán Stanley Brother (SBSI, VUA) chủ yếu nắm cổ phiếu (niêm yết và chưa niêm yết) với tổng giá trị theo giá gốc là 75 tỷ đồng.

Chí Kiên

FILI - 13:04:54 10/02/2025

Các tin tức khác

>   TSB: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (10/02/2025)

>   PJC: Báo cáo quản trị công ty năm 2024 (10/02/2025)

>   THS: Nghị quyết Hội đồng quản trị (10/02/2025)

>   THS: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐ thường niên 2025 (10/02/2025)

>   SGD: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (10/02/2025)

>   VC6: Báo cáo quản trị công ty năm 2024 (10/02/2025)

>   Tân Phú Việt Nam báo lãi lớn, bị truy thu thuế "khủng" (10/02/2025)

>   HMG: Nghị quyết Hội đồng quản trị (10/02/2025)

>   MML: Báo cáo quản trị công ty năm 2024 (10/02/2025)

>   MKP: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường (10/02/2025)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật