Thứ Bảy, 01/02/2025 08:38

Mua sắm trực tuyến phổ biến trong dịp Tết Nguyên đán

Thị trường Tết 2025 không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa hay tăng giá đột biến. Người dân có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn, trong khi mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến.

Bộ Tài chính vừa có báo cáo nhanh tình hình giá cả thị trường ngày 31/01 (mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ). Theo đó, từ ngày 25/01 đến 31/01 (tức từ 26 tháng Chạp đến mùng 3 Tết), tình hình giá cả thị trường cơ bản ổn định, không có hiện tượng khan hàng hay sốt giá. Trong giai đoạn trước Tết, nhu cầu mua sắm phục vụ sản xuất, chế biến thực phẩm và tổ chức tiệc tùng cuối năm tăng cao, tuy nhiên, giá các mặt hàng thiết yếu không biến động mạnh do nguồn cung dồi dào.

Đáng chú ý, thói quen tiêu dùng của người dân đang thay đổi rõ rệt. Thay vì mua sắm truyền thống, nhiều người chuyển sang các nền tảng trực tuyến như TikTok, Facebook, Zalo để săn hàng khuyến mãi, mua sắm tiết kiệm hơn. Nhờ đó, dù sức mua vẫn ở mức cao, nhưng thị trường không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa.

Tại một số địa phương, giá hàng hóa nhìn chung ổn định. Một số mặt hàng đặc trưng dịp Tết như hoa tươi, trái cây, thủy hải sản, gia súc, gia cầm có tăng nhẹ, nhưng không đáng kể. Cụ thể, ở Hà Nội, nhu cầu mua sắm cao nhất vào ngày 28 và 29 Tết, đến sáng mùng 3 Tết, lượng hàng tại các chợ vẫn ít nhưng rau củ quả có xu hướng giảm, các mặt hàng khô chưa mở cửa.

Trong ngày mùng 1 Tết, hầu hết các chợ, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đều đóng cửa nghỉ Tết. Riêng Trung tâm thương mại Aeon Mall, Gigamall vẫn mở cửa phục vụ người dân thành phố, thời gian phục vụ từ 10 giờ đến 22 giờ. Trong ngày mùng 2 Tết, nhiều chợ, siêu thị và trung tâm thương mại vẫn đóng cửa nghỉ Tết, nhưng một số hệ thống siêu thị lớn như Co.opmart, Co.opXtra, BigC, Go! đã mở cửa từ 8h đến 22h để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Tại TP. HCM, hệ thống siêu thị như Co.opmart, Aeon, Lotte Mart, Mega Market đã mở cửa hoạt động lại từ mùng 2 Tết. Giá cả lương thực, thực phẩm dần trở lại mức bình thường. Đặc biệt, nhiều cửa hàng tiện lợi như Family Mart, GS25, Kingfood Mart tại TPHCM hoạt động xuyên Tết, giúp người dân dễ dàng mua sắm hàng thiết yếu. Các trung tâm thương mại lớn như Aeon Mall, Gigamall vẫn mở cửa từ mùng 1 Tết để phục vụ nhu cầu du xuân, mua sắm.

Tại TP. Đà Nẵng, Huế, ngày mùng 3 Tết, một số chợ, siêu thị bắt đầu mở cửa, sức mua không cao.

Tại TP. Cần Thơ, hoạt động mua bán từ chiều mùng 2 Tết đã sôi động hơn, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ cúng lễ như gà vườn, hoa tươi, trái cây.

Về công tác quản lý, bình ổn giá, trước Tết, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý giá, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về giá. Các địa phương đã chủ động dự trữ hàng hóa, đảm bảo cung cầu ổn định.

Các doanh nghiệp lớn, hệ thống siêu thị, doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường đã chủ động nhập hàng dự trữ phục vụ Tết Nguyên đán và có kế hoạch tổ chức các hoạt động phục vụ Tết như bán hàng lưu động, đưa hàng Tết đến các vùng sâu vùng xa, tổ chức các hội chợ xuân, các chương trình khuyến mại, giảm giá…

Đồng thời, để bình ổn thị trường hàng hóa phục vụ người dân trong dịp cuối năm 2024 và dịp Tết Ất Tỵ năm 2025, một số địa phương triển khai kiểm tra chấp hành pháp luật về niêm yết giá, kê khai giá được lồng ghép vào các nhiệm vụ liên ngành có liên quan như Cục Quản lý thị trường tỉnh bám sát vào các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh. Trên cơ sở đó, đơn vị đã ban hành kế hoạch về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Nhờ công tác điều tiết hiệu quả, giá cả thị trường dịp Tết 2025 không có biến động lớn. Các cơ quan chức năng cũng đẩy mạnh kiểm tra việc niêm yết giá, chống buôn lậu, hàng giả, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt, việc kiểm soát giá vé tàu xe, trông giữ xe được thực hiện chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng "chặt chém" dịp cao điểm.

Sau kỳ nghỉ Tết, Bộ Tài chính nhận định: Giá cả một số mặt hàng thiết yếu có thể giảm nhẹ do nguồn cung không còn bị gián đoạn. Thị trường dự kiến trở lại trạng thái bình thường từ mùng 4 Tết khi hoạt động mua bán sôi động hơn.

Trong năm 2025, Bộ Tài chính tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá cả, phối hợp với các bộ, ngành để ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát. Dự báo, với xu hướng tiêu dùng tiết kiệm và nguồn cung dồi dào, giá cả hàng hóa sẽ không có biến động bất thường trong thời gian tới.

Huy Khải

FILI - 07:36:00 01/02/2025

Các tin tức khác

>   Thành phố Hồ Chí Minh chờ ngày hái "quả ngọt" tăng trưởng kinh tế (30/01/2025)

>   Thị trường lao động TP HCM năm 2025: Những ngành nghề "khát" nhân lực sau Tết (30/01/2025)

>   Nguồn cung dồi dào, giá cả hàng thiết yếu ổn định trong ngày Mùng 2 Tết (30/01/2025)

>   Định hình vị trí quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu (30/01/2025)

>   Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nói về mục tiêu tăng trưởng hai con số (30/01/2025)

>   Metro số 1 điều chỉnh hoạt động dịp Tết (30/01/2025)

>   Khởi công 6 dự án đường bộ cao tốc quy mô lớn trong năm 2025 (30/01/2025)

>   5 đột phá mạnh mẽ của Nghị quyết 57 (30/01/2025)

>   Đà Nẵng, Quảng Ninh rộn ràng đón khách quốc tế “xông đất” ngày đầu Năm mới (29/01/2025)

>   Chủ tịch nước Lương Cường chúc Tết (29/01/2025)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật