Thứ Hai, 10/02/2025 09:26

Hơn 90 cổ phiếu lập đỉnh thời đại đầu năm 2025

Với 4/5 phiên tăng điểm tuần đầu xuân Ất Tỵ, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở lại với xu hướng tăng dài hạn. Bên cạnh các mã ngân hàng, nhóm khoáng sản, cảng biển, logistics, cao su, năng lượng cũng ghi nhận những trường hợp lập kỷ lục thời đại.

Tâm điểm vẫn nằm ở nhóm Ngân hàng

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa đi qua tuần giao dịch đầu tiên của xuân Ất Tỵ. Dù phiên khai xuân kém tích cực nhưng VN-Index đã có ngay 4 phiên tăng điểm liên tiếp và qua đó tăng hơn 10 điểm trong cả tuần, tương đương 0.8%. 

Như vậy, sau 3 tuần tăng điểm liên tiếp, chỉ số VN-Index đã trở lại với xu hướng tăng dài hạn trong khi chỉ còn cách kháng cự "cứng" 1,300 điểm khoảng 25 điểm.

Sự chú ý của nhà đầu tư tiếp tục dồn về các cổ phiếu ngân hàng với nhiều mã phá kỷ lục giá đóng cửa như LPB, CTG, MBB. Chỉ tính riêng trong tuần qua, 3 cổ phiếu đã lập kỷ lục giá đóng cửa 8 lần. Trong khi đó, trong tháng 01/2025, cũng chính là 3 gương mặt này đã lập kỷ lục với tổng cộng 4 lần. 

Tính đến hết phiên giao dịch 07/02.

Với 24 cổ phiếu ngân hàng còn lại trên 3 sàn, nhiều sự tích cực cũng đã được thể hiện như STB, ACB, NAB vẫn đang neo khá sát đỉnh thời đại. Hay như TCB đã vượt đỉnh 3 năm còn BVB lại tăng tới gần 20%, SSB tăng 11.6%, KLB tăng 10.5% tính từ đầu năm 2025. 

Tính đến hết phiên giao dịch 07/02.

Tổng cộng, nhóm cổ phiếu ngân hàng đang tạm có 18/27 mã có thành tích vượt trên VN-Index (+0.66%).

Những cơ hội nằm ngoài Ngân hàng

Sức hút từ ngân hàng là không thể phủ nhận nhưng theo thống kê, sau 22 phiên giao dịch của năm 2025, 3 sàn giao dịch đã có 91 mã ghi nhận kỷ lục thời đại mới.

Mức sinh lời của không ít mã còn vượt xa ngân hàng như trường hợp của KSV (+107.5%) của Tổng công ty Khoáng sản TKV, KCB (+88%) của CTCP Khoáng Sản và Luyện Kim Cao Bằng, TOS (+85.7%) của CTCP Dịch vụ biển Tân Cảng, MTA (+85%) của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, LSG (+72.3%) của CTCP Bất động sản Sài Gòn Vina trên sàn UPCoM hay TFC (+68%) của CTCP Trang trên sàn HNX.

Trong đó, nổi bật nhất là cổ phiếu KSV đã tăng giá 107,000 đồng/cổ phiếu lên 222,000 đồng/cổ phiếu, mức thị giá cao thứ 8 của cả thị trường chứng khoán Việt Nam. Trước đó, trong năm 2024, cổ phiếu KSV đã tăng trưởng tới 260%.

Đà tăng ấn tượng của KSV đến từ việc giá nhiều kim loại tăng mạnh sau những diễn biến mới của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Đồng thời, Công ty cũng vừa có năm báo lãi kỷ lục với lợi nhuận trước thuế 2024 đạt gần 1,500 tỷ đồng.

Việc tham gia vào các cơ hội trên vẫn đòi hỏi nhà đầu tư cần có bản lĩnh và chấp nhận rủi ro về thanh khoản khi nhiều mã có tính chất kém đại chúng hơn so với ngân hàng.

Nếu như các mã MBB, STB, CTG, NAB, LPB có khối lượng bình quân 20 phiên gần nhất trên 3 triệu đơn vị thì cổ phiếu KSV chỉ giao dịch khoảng hơn 75 nghìn cổ phiếu.

Xét trong 20 cổ phiếu có thanh khoản cao nhất, chỉ có MTA được lọt vào danh sách với bình quân hơn 140 nghìn trong 20 phiên giao dịch trở lại.

20 cổ phiếu/chứng khoán có thanh khoản cao nhất trong nhóm lập kỷ lục thời đại đầu năm 2025. (Tính đến hết phiên giao dịch 07/02)

Các cổ phiếu thuộc nhóm cảng biển, logistics, năng lượng, dược, cao su, bán lẻ dù ghi nhận các cổ phiếu phá kỷ lục như PHP (+30%), TCL (+17%), VTP (+18%), GEE (+29%), DBD (+3%), FRT (+2%) đều có khối lượng giao dịch dưới 1 triệu đơn vị/phiên.

Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh thị trường vẫn đang cần thu hút dòng tiền trở lại sau giai đoạn nguội lạnh cuối năm 2024, hiện tượng phá đỉnh xuất hiện ở khoảng 6% cổ phiếu trên 3 sàn cũng giúp tạo ra tâm lý hứng khởi cho một bộ phận nhà đầu tư.

Quân Mai

FILI - 08:24:06 10/02/2025

Các tin tức khác

>   Chứng khoán tăng liền 4 phiên (08/02/2025)

>   10/02: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán? (10/02/2025)

>   Cổ phiếu ngân hàng "kéo" VN-Index tuần sau Tết (08/02/2025)

>   Vietstock Weekly 10-14/02/2025: Đà tăng được duy trì (09/02/2025)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 10-14/02/2025 (09/02/2025)

>   FUESSVFL: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 06/02/2025 (07/02/2025)

>   FUESSV50: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 06/02/2025 (07/02/2025)

>   FUESSV30: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 06/02/2025 (07/02/2025)

>   Khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai tăng hơn 6% trong tháng 1 (07/02/2025)

>   FUEIP100: Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu tuần từ 31/01/2025 đến 06/02/2025 (07/02/2025)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật