Bộ Tư pháp: Đánh thuế mua bán BĐS theo thời gian sở hữu là không khả thi
Bộ Tư pháp cho rằng, việc đề xuất giải pháp thu thuế đối với chuyển nhượng bất động sản (BĐS) theo thời gian nắm giữ là không khả thi do chưa có sự đồng bộ trong quản lý nhà nước giữa thuế và đất đai.
Bộ Tư pháp có góp ý về đề xuất "có thể nghiên cứu để thực hiện thu thuế đối với thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ như kinh nghiệm của một số nước" của Bộ Tài chính.
Theo Bộ Tư pháp, mức thuế suất cụ thể cần được nghiên cứu, xác định phù hợp, phản ánh được thực trạng hoạt động của thị trường bất động sản.
Bộ Tư pháp cho rằng, việc đề xuất giải pháp thu thuế đối với chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ là không khả thi.
|
Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ cũng cần đồng bộ với quá trình hoàn thiện các chính sách có liên quan đến đất đai, nhà ở cũng như sự đồng bộ, mức sẵn sàng của hạ tầng công nghệ thông tin về đăng ký đất đai, bất động sản.
Bộ Tư pháp cho rằng, việc đề xuất giải pháp thu thuế đối với chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ là không khả thi do chưa có sự đồng bộ trong quản lý nhà nước giữa thuế và đất đai.
Vì vậy, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan chủ trì lập đề nghị tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện nội dung chính sách.
Được biết, tại dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính đã đưa ra một số nội dung đáng chú ý về mức thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
Cụ thể trong tờ trình, Bộ Tài chính cho biết, Chính sách thuế thu nhập cá nhân hiện hành của Việt Nam không phân biệt theo thời gian nắm giữ bất động sản của người chuyển nhượng. Nhằm hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản, một số quốc gia trên thế giới đã sử dụng các công cụ thuế để tăng chi phí cho hành vi đầu cơ và giảm sức hấp dẫn của việc đầu cơ bất động sản trong nền kinh tế, trong đó có thuế thu nhập cá nhân.
Ngoài ra, một số nước còn áp dụng thuế đối với lợi nhuận thu được từ giao dịch bất động sản phù hợp với tần suất giao dịch, thời gian mua, bán lại bất động sản. Nếu thời gian này diễn ra càng nhanh thì thuế suất càng cao, diễn ra chậm hơn thì thuế suất thấp hơn.
Bộ Tài chính dẫn chứng như tại Singapore, đất mua đi, bán lại trong năm đầu tiên bị đánh thuế 100% trên giá trị chênh lệch mua, bán; sau 2 năm thì mức thuế suất là 50%; sau 3 năm là 25%. Hay tại Đài Loan (Trung Quốc), giao dịch bất động sản thực hiện trong 2 năm đầu sau khi mua áp dụng thuế suất là 45%; thực hiện trong 2-5 năm thuế suất là 35%; trong 5 -10 năm thuế suất 20% và thực hiện sau 10 năm mức thuế suất là 15%.
"Để có mức độ điều tiết hợp lý, tránh tình trạng đầu cơ, bong bóng bất động sản có thể nghiên cứu để thực hiện thu thuế đối với thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ như kinh nghiệm của một số nước", Bộ Tài chính cho biết.
Đình Phong
Tiền phong
|