Thứ Bảy, 04/01/2025 10:02

Các con số nổi bật trên thị trường chứng khoán năm 2024

Năm 2024 qua đi, trong ký ức của nhiều nhà đầu tư sẽ còn hằn sâu những con số đáng nhớ của một năm nhiều biến động trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thông tư 68/2024, ban hành ngày 18/09/2024, Bộ Tài chính cho phép các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đặt lệnh chứng khoán mà không cần đủ tiền. Thông tư có hiệu lực vào ngày 02/11/2024.

Điều này sẽ giải quyết yêu cầu nâng hạng từ FTSE Russell, bao gồm việc chuyển giao đối ứng thanh toán (chuyển giao cổ phiếu tại thời điểm thanh toán tiền) và việc xử lý khi gặp các giao dịch thất bại (failed trade).

Ngày 17/12 , tổ chức Aegon Custody B.V (Hà Lan) đặt mua và khớp lệnh 26.6 ngàn cp FPT, với giá trị gần 4 tỷ đồng nhưng chưa thanh toán. Theo quy định mới tại Thông tư 68 của Bộ Tài chính, Chứng khoán Vietcap phải chịu trách nhiệm thanh toán thay. Giao dịch này cũng đánh dấu “failed trade” đầu tiên được ghi nhận.

Đây là bước tiến rất quan trọng để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng từ Cận biên (Frontier Market) lên Mới nổi thứ cấp (Secondary Emerging Market) theo tiêu chí của FTSE Russell.

Tính chung 11 tháng đầu năm, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đã tăng gần 1.9 triệu tài khoản, lên gần 9.2 triệu tài khoản. Trước đó, thị trường đã chính thức vượt mốc 9 triệu tài khoản sau khi tháng 10 khép lại.

Như vậy, mục tiêu đạt 9 triệu tài khoản vào năm 2025 đã sớm hoàn thành và mục tiêu tiếp theo là đạt 11 triệu tài khoản vào năm 2030, theo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 được Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2023.

Ngày có thanh khoản lớn nhất năm 2024 diễn ra vào 18/03/2024, với quy mô giao dịch hơn 43 ngàn tỷ đồng, gợi nhớ lại giai đoạn thanh khoản mạnh mẽ cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Thanh khoản tăng mạnh nhưng chủ đạo là theo chiều bán khi đa số nhà đầu tư thực hiện chốt lãi sau giai đoạn tăng khá dài. Đà rơi của VN-Index “kịch tính” trong phiên sáng và sau đó thu hẹp dần về cuối phiên chiều để kết phiên với mức giảm hơn 20 điểm.

Ở chiều ngược lại, năm 2024 ghi nhận thanh khoản thấp nhất vào ngày 12/09 với quy mô chỉ gần 10.5 ngàn tỷ đồng. Đây cũng là giai đoạn thanh khoản trên thị trường chứng khoán đi xuống, gắn với diễn biến điểm số giằng co trong ngưỡng 1,200 - 1,300.

Dịch vụ viễn thông là ngành có mức tăng mạnh nhất thị trường chứng khoán năm 2024, tỷ suất lên đến 320% so với đầu năm.

Trong ngành, các cổ phiếu ghi nhận mức tăng mạnh mẽ phải kể đến bộ ba Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (UPCoM: VGI), CTCP Tư vấn và Dịch vụ Viettel (UPCoM: VTK) và Tổng CTCP Công trình Viettel (HOSE: CTR), hay CTCP Công nghệ và Truyền thông Việt Nam (UPCoM: TTN), CTCP Viễn thông FPT (UPCoM: FOX), CTCP Tập đoàn Yeah1 (HOSE: YEG)…

Tuy vậy, cổ phiếu sở hữu mức tăng mạnh nhất thị trường lại thuộc ngành năng lượng, cụ thể là cổ phiếu của CTCP Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh (HNX: PTX) tăng đến 1,383% để tiến lên vùng giá 17,800 đồng/cp.

Dẫn đầu bảng xếp hạng nhưng theo chiều từ dưới đếm lên, cổ phiếu của CTCP In Sách Giáo khoa Hòa Phát (UPCoM: HTP) giảm mạnh 88% về vùng giá 2,800 đồng/cp.

Đây là chuỗi tăng trần liên tiếp của cổ phiếu CTCP Thiết bị điện Miền Bắc (UPCoM: NEM), từ ngày 15 - 31/01/2024, dài nhất thị trường chứng khoán năm 2024.

Đợt tăng mạnh mẽ này giúp cổ phiếu NEM từ giá 10,200 đồng/cp tiến một mạch lên 75,000 đồng/cp. Tuy nhiên, NEM rất nhanh chóng hình thành mẫu hình "cây thông" để rồi khép lại năm 2024 với mức giá vỏn vẹn 18,700 đồng/cp.

Ở chiều ngược lại, thị trường ghi nhận nhiều cổ phiếu giảm sàn 5 phiên liên tiếp và phải giải trình, kể đến như CMS, MCO, HMR, PVL. Trong đó, PVL của CTCP Đầu tư Nhà Đất Việt trên sàn UPCoM khá đặc biệt khi thuộc diện hạn chế giao dịch nên chỉ được giao dịch trong phiên thứ 6 hàng tuần, dẫn đến thời gian giảm sàn liên tiếp kéo dài từ ngày 31/05 đến tận ngày 28/06.

Trong số hơn 750 doanh nghiệp chốt quyền chia cổ tức bằng tiền trong năm 2024 (ít nhất 1 đợt), có 448 đơn vị cho tỷ lệ trên 10%. Đáng chú ý, năm qua đã có 10 cái tên trên cả 3 sàn trả cổ tức với tỷ lệ vượt 100% (mỗi cổ phiếu nhận được 10,000 đồng) và sàn UPCoM chiếm phần lớn “spotlight” trong top 20 doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất.

Ngôi vương thuộc về CTCP Bao bì Tân Tiến (Tapack, UPCoM: TTP) với tỷ lệ 350%, tức 35,000 đồng/cp, là cổ tức 2023 và là kỷ lục lịch sử lên sàn của Doanh nghiệp. Với giá đóng cửa phiên 20/12/2024 là 52,000 đồng/cp, tỷ suất cổ tức các cổ đông được hưởng là 67%.

Tuy nhiên, cổ đông nhỏ lẻ hoặc các nhà đầu tư mới rất khó để mua được TTP, bởi gần 98% vốn đã thuộc về Tập đoàn Hàn Quốc Dongwon Systems Corporation. Hơn nữa, TTP đã bị huỷ tư cách công ty đại chúng từ tháng 9/2024.

Thị trường chứng khoán Việt Nam khởi đầu thuận lợi trong những tháng đầu năm 2024 để tiến lên vùng 1,300 điểm, nhưng sau đó liên tục giằng co trước áp lực tỷ giá và khối ngoại bán ròng mạnh mẽ. Hệ quả là thị trường có 4 lần chinh phục thất bại vùng 1,300 điểm sau đó và càng làm ngưỡng kháng cự ngày khó vượt qua hơn.

Phiên giảm điểm mạnh nhất năm 2024 trên HOSE gọi tên phiên đầu tuần 15/04 với mức giảm gần 60 điểm, tương ứng vốn hóa “bốc hơi” gần 244.4 ngàn tỷ đồng.

Phiên giảm điểm sốc được lý giải bởi áp lực tỷ giá ngày càng gia tăng, sau đó, căng thẳng địa chính trị giữa Iran và Israel diễn ra vào tối 13/04 như chất xúc tác kích hoạt cho phiên giảm mạnh ngày 15/04.

Con số gần 60 điểm cũng đánh bại mức giảm kỷ lục 55.5 điểm của năm 2023 liền trước, thậm chí còn xếp thứ 6 trong danh sách các phiên giảm mạnh nhất lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong năm 2024, quy mô bán ròng của khối ngoại lên đến 92.4 ngàn tỷ đồng, là một trong các tác nhân khiến VN-Index gặp khó trong mục tiêu bứt phá ngưỡng 1,300 điểm. Còn trên HNX, khối ngoại cũng có năm bán ròng với quy mô trên 1 ngàn tỷ đồng.

Mức bán ròng năm vừa qua cũng là kỷ lục trong 24 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đáng nói, hiện tượng dòng vốn ngoại rút ròng còn diễn ra ở nhiều thị trường châu Á khác, như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Sri Lanka.

Vụ thao túng cổ phiếu PSH của CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu là án phạt nặng nhất trong năm 2024, tổng cộng mức phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng.

4 cá nhân gồm ông Mai Hữu Phúc, bà Võ Như Thảo, bà Đỗ Thủy Tiên, ông Trần Minh Hoàng bị xử phạt 1.5 tỷ đồng/người và cấm giao dịch chứng khoán trong 2-3 năm; 13 cá nhân cho mượn tài khoản để người khác thao túng bị đình chỉ giao dịch trong 9 tháng, theo quyết định ngày 22/10/2024 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Huy Khải

Thiết kế: Tuấn Trần

FILI

Các tin tức khác

>   BID: HĐQT thông qua hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, tai nạn và bảo hiểm bệnh ung thư năm 2025 của các đơn vị BIDV với BIC (02/01/2025)

>   TLH: Thông báo quyết định của Cục thuế Tỉnh Đồng Nai về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế (02/01/2025)

>   FUEABVND: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 31/12/2024 (02/01/2025)

>   VTX: Thông qua Hợp đồng khoản vay giữa Công ty với Công ty CP Kho Vận Miền Nam (02/01/2025)

>   FUEBFVND: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 31/12/2024 (02/01/2025)

>   E1VFVN30: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 31/12/2024 (02/01/2025)

>   FUEDCMID: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 31/12/2024 (02/01/2025)

>   Theo dấu dòng tiền cá mập phiên đầu năm 2025 (02/01/2025)

>   FUEMAV30: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 31/12/2024 (02/01/2025)

>   FUEMAVND: Kết thúc giao dịch hoán đổi ngày 31/12/2024 (02/01/2025)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật