Thứ Sáu, 13/12/2024 13:19

Những cơ sở để ngành cao su mang về 11 tỉ USD năm sau

Dù gặp nhiều thách thức về thời tiết cực đoan, yêu cầu khắc khe từ thị trường nhưng ngành cao su vẫn đặt kỳ vọng phát triển mạnh mẽ năm 2025.

Tối 12-12, tại TP HCM, Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA) phối hợp cùng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị quốc tế ngành cao su Việt Nam 2024 kết hợp Lễ tôn vinh doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "Cao su Việt Nam" với sự tham gia của khoảng 1.000 khách mời trong và ngoài nước. 

Những cơ sở để ngành cao su mang về 11 tỉ USD năm sau- Ảnh 1.

Ông Lê Thanh Hưng - Chủ tịch VRG, Tổng giám đốc VRG - phát biểu tại sự kiện

Ông Lê Thanh Hưng, Chủ tịch VRA, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) cho biết năm 2024, ngành cao su gặp nhiều thách thức từ bối cảnh địa chính trị, biến đổi khí hậu và xu thế chuyển đổi xanh.

Trong bối cảnh đầy khó khăn, ngành cao su Việt Nam vẫn kiên trì bám sát với các mục tiêu chiến lược và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Ước tính giá trị xuất khẩu toàn ngành cao su năm 2024 đạt 10.2 tỉ USD gồm 3,1 tỉ USD từ sản phẩm cao su thiên nhiên; 4,6 tỉ USD sản phẩm chế biến từ cao su và 2,5 tỉ USD từ gỗ cao su. Đây không chỉ là minh chứng cho nỗ lực của các doanh nghiệp trong ngành mà còn là động lực để các doanh nghiệp đưa thương hiệu cao su Việt Nam vươn xa hơn nữa.

Ông Hoàng Minh Chiến, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, phát biểu tại hội nghị

"Dựa trên những tín hiệu tích cực từ thị trường và nền tảng đã xây dựng, chúng tôi kỳ vọng rằng, năm 2025 sẽ là một năm phát triển mạnh mẽ hơn của ngành cao su Việt Nam.

Dự báo, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành sẽ đạt trên 11 tỉ USD. Trong đó, cao su thiên nhiên dự kiến đạt khoảng 3,5 tỉ USD, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường quốc tế.; sản phẩm cao su đạt khoảng 5 tỉ USD, nhờ vào việc đẩy mạnh sản xuất sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe. Riêng gỗ cao su đạt khoảng 2,5 tỉ USD, khai thác tối đa giá trị bền vững từ nguồn nguyên liệu thân thiện môi trường và tái chế. Để đạt được những mục tiêu trên, chúng ta cần nỗ lực nhiều hơn nữa, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt" – ông Lê Thanh Hưng bày tỏ.

Những cơ sở để ngành cao su mang về 11 tỉ USD năm sau- Ảnh 3.

Tôn vinh các doanh nghiệp được sử dụng nhãn hiệu "Cao su Việt Nam"

Ông Hoàng Minh Chiến, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), đánh giá VRA thời gian qua đã thể hiện rõ vai trò là cầu nối vững chắc giữa các thành phần kinh tế trong ngành cao su, từ doanh nghiệp, nông dân, đến các tổ chức sản xuất và kinh doanh.

Thông qua các chương trình quốc gia như Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, VRA và Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại quy mô lớn, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm quốc tế, các đoàn giao dịch thương mại tại các thị trường mục tiêu giúp các doanh nghiệp gặp gỡ đối tác, quảng bá sản phẩm, giới thiệu thương hiệu, đàm phán và ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng hình ảnh thương hiệu cao su Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Những cơ sở để ngành cao su mang về 11 tỉ USD năm sau- Ảnh 4.

Các hội viên VRA đạt chứng nhận doanh nghiệp bền vững năm 2024

Xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới

Về ngành cao su thiên nhiên, hiện Việt Nam chiếm vị trí số 2 thế giới về xuất khẩu với 19,1% thị phần, năng suất dẫn đầu với gần 1,76 tấn/ha trong khi diện tích chỉ khoảng 7% toàn thế giới.

Để duy trì lợi thế cạnh tranh cũng như hoàn thành mục tiêu của ngành cao su, ông Hoàng Minh Chiến khuyến nghị VRA cần tăng cường quảng bá nhãn hiệu chứng nhận Cao su Việt Nam - Viet Nam Rubber tại các hội chợ, triển lãm quốc tế và thông qua các kênh thương mại điện tử. Phối hợp với các bộ, ban ngành thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại đến các thị trường trọng điểm, tiềm năng. Đồng thời, khích các doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh việc áp dụng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững, giảm phát thải carbon và xây dựng chuỗi giá trị xanh; đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của quy định chống phá rừng (EUDR); hướng dẫn các doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang chế biến sâu, xây dựng thương hiệu để tạo thêm giá trị gia tăng.

Giá cao su năm 2025 sẽ ra sao?

Chiều 12-12, ban tổ chức sự kiện trên đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Ngành cao su năm 2025: Xu hướng giá và cơ hội thị trường toàn cầu trong bối cảnh EUDR". Theo các chuyên gia, năm 2025, thị trường thế giới sẽ có nhiều biến động lớn ảnh hưởng đến giá cà phê. Về nguồn cung, dự báo sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan, một số nước sản xuất tại Đông Nam Á giảm sản lượng; nhu cầu tiêu thụ xe điện tăng đột biến nên giá cao su năm sau dự báo vẫn ở mức tốt.

NGỌC ẢNH Ảnh: HK

Người lao động

Các tin tức khác

>   TPHCM triển khai đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương năm 2024 (13/12/2024)

>   Gia tăng số mặt hàng tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam thu về gần 370 tỷ USD (13/12/2024)

>   Những trở ngại kìm hãm sự phát triển của cụm cảng biển Cái Mép (13/12/2024)

>   Gay cấn vụ mua bán cổ phần tại một trường đại học ở TP HCM (12/12/2024)

>   Kế hoạch chi tiết thi hành Luật Điện lực, chờ "cải cách" lớn về giá điện (12/12/2024)

>   'Đại bàng' tỷ USD dồn dập đến Việt Nam, dự báo gì cho kinh tế? (12/12/2024)

>   Tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: Bộ Công Thương đề xuất 10 việc cần làm ngay (12/12/2024)

>   Tiếp nhận gói thầu hơn 13.000 tỷ của tuyến metro số 1 TPHCM (12/12/2024)

>   Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch, cựu Phó Chủ tịch An Giang nhận tiền của doanh nghiệp (11/12/2024)

>   Chính phủ đề xuất lập Quỹ Hỗ trợ đầu tư khi áp thuế tối thiểu toàn cầu (11/12/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật