Thứ Sáu, 20/12/2024 09:02

Chính sách ngân hàng năm 2024 (Kỳ 2): Xác thực sinh trắc học và quy định an toàn bảo mật

Bên cạnh Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được thông qua, xác thực sinh trắc học và các quy định nhằm nâng cao an toàn trong giao dịch ngân hàng là quy định nổi trội trong năm qua.

* Chính sách ngân hàng năm 2024 (Kỳ 1): Thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

Chuyển tiền từ 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học

Theo Quyết định 2345/QĐ-NHNN, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai biện pháp xác thực sinh trắc học cho một số loại giao dịch trong thanh toán trực tuyến trên internet.

Đối với giao dịch chuyển tiền ngân hàng (khác chủ tài khoản) hoặc nộp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng hoặc có tổng giá trị giao dịch chuyển tiền, thanh toán trong ngày vượt quá 20 triệu đồng phải được xác thực bằng sinh trắc học.

Khi thực hiện thanh toán trực tuyến qua hệ thống Internet Banking/Mobile Banking, chủ thẻ phải trình diện dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học để xác thực giao dịch như: Khuôn mặt, tĩnh mạch ngón tay hoặc bàn tay, vân tay, mống mắt, giọng nói...

Cũng theo quy định của Thông tư 17 và Thông tư 18 do NHNN ban hành, từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản phải xác thực sinh trắc học với ngân hàng mới được giao dịch. Trong trường hợp chủ tài khoản chưa xác minh sinh trắc học với ngân hàng thì chỉ có thể nạp/rút/chuyển khoản tiền tại quầy của ngân hàng, thậm chí người dùng còn không thể sử dụng các cây ATM/CDM của hệ thống liên ngân hàng để nạp/rút tiền.

Các giao dịch khác trên tài khoản mà trước đây vẫn có thể thực hiện trực tuyến như đặt lịch thanh toán hóa đơn điện/nước/bảo hiểm tự động, thanh toán bằng hình thức quẹt thẻ/chạm, thanh toán trực tuyến trên các trang thương mại điện tử đều không thể thực hiện được nếu chủ sở hữu tài khoản, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng chưa xác thực sinh trắc học.

Ngân hàng khi nhận tiền gửi không được khuyến mại dưới mọi hình thức

Ngày 30/09/2024, NHNN ban hành Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2024 và thay thế Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/03/2014 của Thống đốc NHNN, quy định lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD.

TCTD áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức và cá nhân không vượt quá mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng do Thống đốc NHNN Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ và đối với từng loại hình TCTD.

TCTD áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên của tổ chức và cá nhân trên cơ sở cung cầu vốn thị trường.

Lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam quy định tại Thông tư này bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức, áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối kỳ và các phương thức trả lãi khác được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ.

TCTD niêm yết công khai lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của TCTD và đăng trên trang thông tin điện tử (nếu có) của TCTD. TCTD khi nhận tiền gửi không được thực hiện khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất và các hình thức khác) không đúng với quy định của pháp luật.

Đối với các thỏa thuận lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, TCTD và khách hàng tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận cho đến hết thời hạn. Trường hợp hết thời hạn đã thỏa thuận, khách hàng không đến lĩnh tiền gửi, TCTD áp dụng lãi suất tiền gửi theo quy định tại Thông tư này.

Thẻ ngân hàng trả trước có hạn mức giao dịch không quá 100 triệu đồng/tháng

Theo Điều 13 Thông tư 18/2024/TT-NHNN, tổ chức phát hành thẻ thỏa thuận với chủ thẻ về hạn mức thanh toán, hạn mức chuyển khoản, hạn mức rút tiền mặt và các hạn mức khác trong việc sử dụng thẻ đối với chủ thẻ, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Đối với thẻ trả trước, tổ chức phát hành thẻ quy định cụ thể hạn mức số dư, hạn mức nạp thêm tiền vào thẻ và hạn mức giao dịch.

Trong đó, đảm bảo số dư tại mọi thời điểm trên một thẻ trả trước vô danh (không có các thông tin định danh chủ thẻ) không được quá 5 triệu đồng; tổng hạn mức giao dịch trên một thẻ trả trước định danh không được quá 100 triệu đồng/tháng.

Đối với thẻ tín dụng, tổng hạn mức rút tiền mặt tính theo BIN của thẻ tín dụng tối đa là 100 triệu đồng/tháng.

Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 triệu đồng/ngày.

Đón đọc kỳ 3: Quy định gia hạn cơ cấu nợ ngân hàng và hỗ trợ tín dụng

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Chính sách ngân hàng năm 2024 (Kỳ 1): Thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) (18/12/2024)

>   Ông Nguyễn Đức Lệnh: Tín dụng bất động sản tại TPHCM tăng trưởng đều trong 10 năm (18/12/2024)

>   Đường dây chuyên thu mua tài khoản ngân hàng, chiếm đoạt hơn 50 tỉ đồng (17/12/2024)

>   Chưa xác thực sinh trắc học, tiền trong tài khoản sẽ ra sao? (17/12/2024)

>   NHNN hút ròng nhẹ trên OMO (17/12/2024)

>   Thấy gì ở ngân hàng 0 đồng sau chuyển giao bắt buộc? (17/12/2024)

>   Thủ tướng yêu cầu NHNN có các giải pháp mạnh hơn theo thẩm quyền để giảm mặt bằng lãi suất cho vay (17/12/2024)

>   Tận hưởng phong cách sống ý vị với thẻ thanh toán Techcombank Priority (17/12/2024)

>   VietinBank sắp bán tài sản thế chấp của đại gia xăng dầu nợ gần ngàn tỷ (16/12/2024)

>   3 điểm nhấn chuyển đổi số ngân hàng năm 2024 (16/12/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật