Thứ Hai, 11/11/2024 09:19

Thống đốc NHNN: Gói tín dụng 405 ngàn tỷ đồng với lãi suất ưu đãi để cho vay mới với các DN và người dân sau bão lũ

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân như cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo các quy định hiện hành. NHNN cũng chỉ đạo các TCTD xem xét giảm lãi cho doanh nghiệp và người dân chịu tác động của cơn bão số 3...

Sáng 11/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực ngân hàng.

Đại biểu Ma Thị Thúy - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang

Chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, ngành ngân hàng có các chính sách hỗ trợ gì đối với các khách hàng vay vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3?

Trả lời đại biểu Ma Thị Thúy - Đoàn ĐBQH tỉnh Tuyên Quang về giải pháp của ngành ngân hàng hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân chịu tác động của cơn bão số 3, đặc biệt là khách hàng và người dân trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, sau khi cơn bão số 3 xảy ra và có tác động nghiêm trọng với doanh nghiệp và người dân ở 26 tỉnh, thành phố, NHNN đã cử lãnh đạo của NHNN trực tiếp đi khảo sát ở tỉnh Hải Phòng và Quảng Ninh là hai tỉnh chịu sự tác động mạnh mẽ của cơn bão số 3 và xác định dư nợ của 2 tỉnh này chịu tác động của cơn bão số 3 là khoảng 12 ngàn tỷ đồng.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn

NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung quan tâm, rà soát các khách hàng vay vốn tại tổ chức mình để xác định mức độ thiệt hại các khoản dư nợ mà khách hàng và người dân đã vay tại ngân hàng. Theo đó, Số dư nợ tín dụng của các khách hàng cá nhân bị thiệt hại khoảng 190 nghìn tỷ đồng. Trên cơ sở đó, NHNN đã chỉ đạo các TCTD tập trung thực hiện các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân như cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo các quy định hiện hành. NHNN cũng chỉ đạo các TCTD xem xét giảm lãi cho doanh nghiệp và người dân chịu tác động của cơn bão số 3.

Bên cạnh đó, mỗi TCTD cũng cân nhắc, xem xét của cân đối nguồn vốn mình để đưa ra các gói tín dụng. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, đến nay đã có 35 TCTD đã công bố với tổng giá trị gói tín dụng là 405 ngàn tỷ đồng để tiếp tục cho vay mới đối với các doanh nghiệp và người dân chịu tác động cũng như các khoản lãi suất cho vay ưu đãi hơn.

Đặt câu hỏi tới Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đại biểu Lưu Văn Đức cho biết, ngày 14/4/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 160 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp bàn về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới. Trong đó, giao cho Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ và giải pháp để bình ổn và quản lý thị trường. Đại biểu Lưu Văn Đức đề nghị Thống đốc Ngân hàng cho biết thời gian qua đã thực hiện yêu cầu trên như thế nào và tác động đến giá vàng và thị trường vàng trong hiện tại và tương lai ra sao?

Đại biểu Lưu Văn Đức - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk:

Trả lời đại biểu Lưu Văn Đức - Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Lắk về bình ổn giá vàng và thị trường vàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu rõ, thị trường vàng của Việt Nam biến động cũng là diễn biến chung của các nước trên thế giới. Từ năm 2014 đến năm 2019, thị trường vàng Việt Nam tương đối ổn định và nhu cầu mua vàng của người dân giảm. Nhưng từ năm 2021, giá vàng thế giới tăng cao, theo đó, giá vàng trong nước cũng diễn biến tăng cao.

Tuy nhiên, từ năm 2021 đến tháng 6/2024, NHNN cũng chưa can thiệp. Từ tháng 6/2024, giá vàng thế giới lập đỉnh cao, chênh lệch giá vàng thế giới và trong nước tăng cao. Do đó, Chính phủ và NHNN đã chỉ đạo quyết liệt. Trên cơ sở pháp luật hiện hành, NHNN đã tổ chức đấu thầu. Trong bối cảnh giá vàng lập đỉnh cao và tâm lý kỳ vọng của thị trường cũng rất cao, NHNN đã cân nhắc qua 9 phiên đấu thầu (đây là giải pháp khá hiệu quả trong năm 2013).

Để thực hiện thu hẹp nhanh khoảng cách giữa giá vàng trong nước và quốc tế ở mức cao theo chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, NHNN đã chuyển sang phương án bán vàng SJC trực tiếp qua 4 Ngân hàng Thương mại Nhà nước. Do đó, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế từ khoảng 15-18 triệu đồng/lượng đến nay chỉ còn khoảng 3-4 triệu/lượng.

Chỉ rõ diễn biến vàng tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, nước ta không sản xuất vàng nên việc can thiệp tùy thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu vàng quốc tế. Vì vậy, NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến của thị trường để đưa ra các chính sách phù hợp để ổn định thị trường vàng.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Giá USD “nóng” trở lại (10/11/2024)

>   Một loạt ngân hàng cảnh báo về thẻ tín dụng, thẻ thanh toán sắp bị ngừng giao dịch (09/11/2024)

>   S&P Global Rating tiếp tục đánh giá tích cực triển vọng của Techcombank (09/11/2024)

>   HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC (09/11/2024)

>   Được vay dài hạn với lãi suất 0% nhưng doanh nghiệp vẫn kêu khó, vì sao? (08/11/2024)

>   Giá USD ngân hàng và USD tự do hôm nay quay đầu giảm mạnh (08/11/2024)

>   Ngân hàng nào từng “dời đô”? (14/11/2024)

>   Nợ xấu tăng vọt: Bài toán lớn cho ngành ngân hàng (08/11/2024)

>   NCB hợp tác với Bảo Việt Nhân thọ phân phối sản phẩm bảo hiểm tại Việt Nam (07/11/2024)

>   Giá USD tự do đảo chiều tăng mạnh (07/11/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật