Thứ Bảy, 30/11/2024 14:28

Người ‘thổi giá’ đất 30 tỷ đồng/m2 rồi bỏ ngang tại Sóc Sơn có bị xử phạt?

Người trả giá 30 tỷ đồng/m2 rồi bỏ ngang đã vi phạm hoạt động đấu giá tài sản, có thể bị xử phạt hành chính đến 10 triệu đồng. Trường hợp cơ quan điều tra xác định có dấu hiệu thông đồng, nâng hoặc dìm giá tài sản có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tiền đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù đến 5 năm.

Ngày 29/11, Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Sóc Sơn đã phối hợp tổ chức đấu giá 58 thửa đất ở tại thôn Đông Lai (xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn) với giá khởi điểm gần 2,5 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá được tổ chức theo hình thức đấu tối đa 6 vòng bắt buộc, bước giá là 3 triệu đồng/m2.

Tại vòng đấu thứ 5, hơn 40 lô đất đã được một nhóm khách hàng trả với giá rất cao. Trong đó, có 3 lô được trả tới trên 30 tỷ đồng/m2. Tuy nhiên, sang đến vòng thứ 6 nhóm khách hàng này đồng loạt không trả giá. Các thửa đất đấu giá không thành công. UBND huyện Sóc Sơn đã đề nghị cơ quan công an vào cuộc xác minh.

Phiên đấu giá đất ngày 29/11 tại Sóc Sơn

Thời gian qua, nhiều địa phương đã tổ chức đấu giá đất ở để có kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng. Thế nhưng, nhiều đối tượng đã thổi giá rồi bỏ cọc khiến người dân bất an, gây hệ lụy tiêu cực của xã hội. Ví như, các phiên đấu giá đất ở tại Thanh Oai, Hoài Đức (Hà Nội) được thổi giá lên 100 triệu đồng/m2 đến 133 triệu đồng/m2, gấp đôi giá đất của khu vực. Tuy nhiên, sau đó một số lô đất trúng đấu đã giá bỏ cọc khiến địa phương phải tổ chức đấu giá lại.

Trước đó, năm 2022 Tập đoàn Tân Hoàng Minh cũng đã trúng đấu giá đất tại Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh) với giá gần 2,5 tỷ đồng/m2. Tuy nhiên, sau đó Tập đoàn này đã bỏ cọc khiến dự luận dậy sóng.

Về vấn đề này, Luật sư Đinh Đức Duy (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, hành vi của nhóm khách hàng tham trả giá 30 tỷ đồng/m2 ở Sóc Sơn rồi dừng giữa chừng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong đấu giá tài sản. Cụ thể, theo điểm c, khoản 5, điều 9, Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm: “Cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá”.

Theo luật sư Duy, hành vi của nhóm khách hàng trên đã vi phạm về đấu giá tài sản và có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự. Cụ thể, theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 23, Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 7- 10 triệu đồng.

Tuy nhiên, nếu nếu cơ quan điều tra xác định có hoạt động thông đồng dìm giá hoặc nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản” thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 218, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

"Cụ thể, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm; Trường hợp phạm tội từ 2 lần trở lên, hoặc có tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm", luật sư Duy nói.

Thanh Hiếu

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Khu vực nào có giá đất cao nhất tỉnh Bắc Giang? (30/11/2024)

>   Xuất hiện lô đất đấu giá ở Hà Nội được trả tới 30 tỷ đồng/m2 (30/11/2024)

>   Một số quy định mới liên quan đến đất đai chưa “khớp” với hoạt động ngân hàng (30/11/2024)

>   Hàng loạt dự án bị “tắc" do định giá đất: Giá nhà có thể tiếp tục “leo thang” (29/11/2024)

>   Kiểm soát bất động sản mua đi bán lại nhiều lần tại nhiều tỉnh, thành phố (28/11/2024)

>   Đất một thôn ở Hưng Yên khởi điểm chưa đến 6 triệu/m2, đấu giá lên 110 triệu/m2 (27/11/2024)

>   Phá nút thắt nguồn cung nhà ở, người dân thoải mái mua nhà vừa túi tiền (27/11/2024)

>   VARS: Căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 rất khó xuất hiện trở lại ở Hà Nội và TPHCM (26/11/2024)

>   HoREA: Ưu tiên thí điểm dự án nhà ở thương mại giá bán trên dưới 2 tỷ đồng (26/11/2024)

>   Bị 'ngâm' tiền thuê quảng cáo, loạt chung cư ở TPHCM kiện Goldsun ra tòa (25/11/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật