Thứ Hai, 11/11/2024 14:00

Loạt vi phạm công bố thông tin khiến VNI nhận trọn “combo” án phạt từ HNX

Theo công bố ngày 11/11 từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cổ phiếu của CTCP Đầu tư Bất động sản Việt Nam (UPCoM: VNI) bị đưa vào diện cảnh báo, đồng thời tiếp tục duy trì diện hạn chế giao dịch vì nhiều vi phạm công bố thông tin.

Cụ thể, cổ phiếu VNI bị đưa vào diện cảnh báo từ ngày 13/11/2024 do BCTC bị tổ chức kiểm toán cho ý kiến ngoại trừ 3 năm liên tiếp (2021, 2022, và 2023), thuộc trường hợp bị cảnh báo theo quy định.

Bên cạnh đó, cổ phiếu VNI tiếp tục nằm trong diện bị đình chỉ giao dịch, với lý do không có biện pháp khắc phục nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị đưa vào diện hạn chế giao dịch theo quy định.

Đáng chú ý, nguyên nhân bị đình chỉ giao dịch của VNI cũng liên quan đến các BCTC nêu trên. Nửa đầu năm 2023, cổ phiếu này bị đưa vào diện hạn chế giao dịch do chậm công bố BCTC 2022 quá thời hạn quy định. Sau đó, vì không khắc phục, VNI bị chuyển sang diện đình chỉ giao dịch từ ngày 15/12/2023 và duy trì đến nay.

Vào ngày 05/11/2024, Công ty đã công bố BCTC kiểm toán 2022 và 2023, nhưng dường như thời gian chưa đủ để xem xét đưa ra khỏi diện đình chỉ giao dịch.

Tình hình kinh doanh thực tế của VNI cũng tương đối ảm đạm. Trong 3 năm gần nhất, doanh thu và lợi nhuận của VNI liên tục đi xuống. Năm 2022, Doanh nghiệp chỉ đạt gần 5.4 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 18% so với năm trước; lãi ròng hơn 700 triệu đồng, giảm 32%. Sang năm 2023, doanh thu giảm nhẹ còn 5.1 tỷ đồng; lãi ròng chia 3 còn 226 triệu đồng.

Các vấn đề khiến tổ chức kiểm toán AASCS đưa ý kiến ngoại trừ cũng giữ nguyên trong cả 3 báo cáo. Cụ thể, Công ty không thể làm thủ tục xác nhận số dư tiền gửi tại các tài khoản đồng sở hữu, số tiền gần 2.3 tỷ đồng tại 3 ngân hàng Agribank BIDV và VIB; chưa xác nhận đối chiếu công nợ với các khoản vay ngắn hạn (hơn 34 tỷ đồng), vay dài hạn 93 tỷ đồng và lãi vay gần 63 tỷ đồng. Tổ chức kiểm toán không xác định được tính chính xác của các khoản này đến BCTC hợp nhất tại cả 3 báo cáo.

Ngoài ra, Công ty không thể tiến hành thủ tục giải thể hoặc nắm quyền điều hành với công ty con là CTCP Đầu tư TMDV Phước Long, trong khi số liệu công ty con dùng để lập BCTC hợp nhất các năm là từ BCTC 2018 được kiểm toán. Tổng tài sản hơn 10.5 tỷ đồng tại Phước Long và các khoản ghi nhận giữa công ty mẹ - con đều được hợp nhất vào BCTC hợp nhất 2021-2023. Việc lập BCTC không đồng nhất về thời gian được đánh giá là chưa tuân thủ quy định, và AASCS không thể xác định ảnh hưởng của các vấn đến BCTC hợp nhất các năm.

Hải Âu

FILI

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 11/11: Tâm lý bi quan xuất hiện trở lại (11/11/2024)

>   ITA: Báo cáo tình hình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo, kiểm soát, hạn chế GD và đình chỉ GD (11/11/2024)

>   BTV: Đơn xin từ nhiệm (11/11/2024)

>   VMG: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí (11/11/2024)

>   Cổ phiếu PCG, VE8 tiếp tục dính cảnh báo (11/11/2024)

>   V12: CBTT thay đổi nội dung Đăng ký doanh nghiệp (11/11/2024)

>   VNI: Quyết định đưa vào diện cảnh báo và Thông báo về trạng thái chứng khoán (11/11/2024)

>   BTN: Quyết định thi hành án theo yêu cầu của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tuy Phước (11/11/2024)

>   Nhịp đập Thị trường 11/11: Lực cầu giá thấp trở lại nhưng VN-Index chưa thoát sắc đỏ (11/11/2024)

>   FUEKIV30: Thông báo về danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi ngày 11/11/2024 (11/11/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật