Chủ Nhật, 10/11/2024 09:15

Dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng của Trung Nam liên tục trễ hẹn

Dự án ngăn triều gần 10.000 tỷ ở TP.HCM do Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam là nhà đầu tư liên tục được nhắc tên gần đây vì chậm tiến độ so với dự kiến nhiều năm, có nguy cơ đội vốn vài nghìn tỷ gây nhức nhối trong dư luận.

Dự án giải quyết ngập do triều khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (dự án ngăn triều) là dự án BT (xây dựng – chuyển giao) có tổng mức đầu tư là gần 10.000 tỷ đồng.

Mục tiêu nhằm kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 27/5/2016, Ủy ban nhân dân Thành phố tiến hành ký Hợp đồng BT với nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam và doanh nghiệp dự án là Công ty TNHH Trung Nam BT 1547.

Khởi công từ tháng 6/2016, dự án dự kiến hoàn thành sau 2 năm xây dựng. Thế nhưng, sau hơn 8 năm, dự án này phải đối diện 4 lần ngừng thi công và đến nay vẫn chưa thể về đích, tức chậm tiến độ hoàn thành 7 năm. Công trình cấp bách này vẫn nằm “đắp chiếu” trong khi tình trạng ngập úng do triều ngày càng tăng.

Ngoài ra, hàng rào chắn từ những phần cống đã hoàn thiện của dự án trên còn vô tình chặn dòng chảy, gây ùn tắc rác thải tại nhiều khu vực dòng kênh khiến nước thải cùng rác nổi lềnh bềnh, bốc mùi hôi thối. Người dân thành phố không khỏi ngao ngán khi chứng kiến dự án đã dừng gần 4 năm ngay trước vạch đích.

Khi được hỏi về dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của công ty Trung Nam, người dân dường như đã quên mất công trình này, cũng như không trông mong gì nữa.

Dự án chống ngập TPHCM gần 10 nghìn tỷ đồng liên tục trễ hẹn. Ảnh: Nguyễn Huế

Hiện nay, dự án bị đưa vào diện theo dõi của Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Nhà đầu tư nhận định, cho dù dự án được khơi thông nguồn vốn, tiếp tục thi công thì lãi phát sinh thêm khoảng 845 tỷ đồng.

Cụ thể, nếu dự án được tiếp tục, sẽ cần tổng thời gian là 28 tháng, bao gồm 12 tháng làm thủ tục điều chỉnh mức đầu tư, 4 tháng đàm phán Phụ lục Hợp đồng BT và 12 tháng thi công công trình.

Chia sẻ về khó khăn của dự án, theo ông Đỗ Quang Hưng, Trưởng phòng Hợp tác công tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư, vướng mắc lớn nhất của dự án này là về nguồn vốn. Để hoàn thành dự án, nhà đầu tư cho biết cần huy động thêm khoảng 1.800 tỷ đồng.

Ông Hưng cho biết: Hiện nay Thủ tướng đã chỉ đạo lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan về những đề xuất của TPHCM để gỡ vướng cho dự án, nên chưa có ý kiến thống nhất cuối cùng.

Trong bối cảnh TP.HCM ngày càng đối mặt với tình trạng ngập lụt do triều cường gia tăng, việc tháo gỡ các vướng mắc của dự án là điều cấp bách để tránh kéo dài tình trạng đội vốn khủng, lãng phí lớn, đồng thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân trong công tác chống ngập.

Hạnh Nguyên

VietNamNet

Các tin tức khác

>   Hà Nội lấy ý kiến các sở ngành việc gia hạn tiến độ khu đô thị Thanh Hà (09/11/2024)

>   Đà Nẵng sắp đấu giá khu đất ngay trung tâm, khởi điểm 24 triệu đồng/m2 (11/11/2024)

>   Khu công nghiệp tại Khánh Hòa của công ty con VGC dự kiến khởi công trước tháng 4/2025 (09/11/2024)

>   SCID loay hoay cả thập kỷ với tiền của cổ đông tại dự án liên quan Novaland (08/11/2024)

>   Hải Dương chấp thuận nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội gần 1,500 căn (08/11/2024)

>   Rà soát các dự án Condotel gỡ vướng cấp 'sổ đỏ' (07/11/2024)

>   Vì sao nguồn cung nhà ở nhà xã hội chưa tăng trưởng như kỳ vọng? (07/11/2024)

>   Dự án Cát Bà Amatina của Vinaconex-ITC đang làm đến đâu? (06/11/2024)

>   Phân nửa dự án được phép mở bán trong tháng 10 là nhà ở xã hội (07/11/2024)

>   Dự án cảng Cà Ná Trungnam Group thâu tóm từ HSG hiện ra sao? (05/11/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật