Thứ Hai, 18/11/2024 16:15

Cổ phiếu gạo giá trà đá, lỗ vượt vốn điều lệ, lãnh đạo nói vẫn có thể hoạt động

Cổ phiếu CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, HOSE: AGM) bị thả trôi cùng hoạt động kinh doanh xuống dốc từ năm 2022, hệ lụy sau khi nhóm Louis Holdings rời đi.

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu AGM giảm 3 phiên liên tiếp, rơi xuống mức 3,250 đồng/cp (kết phiên 18/11), chỉ tương đương cốc trà đá. So với đầu năm, mã này mất gần nửa giá trị và giảm 95% từ đỉnh lịch sử 62,000 đồng/cp lập ngày 15/03/2022.

Diễn biến giá cổ phiếu AGM từ đầu năm 2022 đến nay

Chưa hết, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thường xuyên đưa cổ phiếu AGM vào diện cảnh báo và thậm chí đình chỉ giao dịch vào tháng 9/2023. Sau khi được "cởi trói" vào tháng 3/2024, cổ phiếu AGM mới được phép giao dịch trở lại, nhưng vẫn nằm trong diện kiểm soát do lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ thực góp.

Angimex từng là nhà xuất nhập khẩu gạo hàng đầu tại Việt Nam, có quy mô doanh thu trên 2,000 tỷ đồng/năm giai đoạn 2017-2021. Thời kỷ đỉnh cao năm 2021, doanh thu vượt 3,900 tỷ đồng và lãi ròng 45 tỷ đồng, hơn 4 lần năm 2021.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh Angimex bắt đầu xuống dốc từ năm 2022 sau khi nhóm Louis Holdings rời đi (cựu Chủ tịch HĐQT Đỗ Thành Nhân bị truy tố tội thao túng thị trường chứng khoán). Hệ quả, năm 2022 lỗ ròng hơn 234 tỷ đồng và tiếp tục lỗ 207 tỷ đồng năm 2023, dù có nhiều nỗ lực bán tài sản để trả nợ.

Angimex lỗ thêm 111.5 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2024, dù hoạt động kinh doanh hiệu quả song không đủ bù định phí khấu hao và chi phí tài chính. Đến cuối tháng 9, lỗ lũy kế của Công ty nâng lên 277.5 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu chuyển sang số âm hơn 95.5 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu Angimex chuyển sang số âm từ quý 2/2024

Trước nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục, lãnh đạo Angimex khẳng định nhóm công ty vẫn có thể tiếp tục hoạt động liên tục. Để bổ sung nguồn vốn lưu động duy trì hoạt động, Công ty đã thoái một phần vốn đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh liên kết và đang trong quá trình thanh lý một số tài sản cũng như tiếp tục thoái vốn đầu tư, đồng thời huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân khác.

Thời gian qua, Angimex đã sắp xếp tổ chức bộ máy nhân sự tinh gọn, đồng thời tăng cường đôn đốc thu hồi những khoản nợ khó đòi, thanh lý tài sản để cơ cấu dần các khoản nợ. Hoạt động huy động vốn vay ngân hàng vẫn khó khăn khiến số lượng kinh doanh ít. Công ty cũng chưa thể thực hiện được phương án huy động vốn nhà đầu tư thông qua chào bán riêng lẻ.

Với lý do kiện toàn bộ máy tổ chức, ngày 18/10, HĐQT Angimex đã thông qua miễn nhiệm chức Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật Công ty với ông Huỳnh Thanh Tùng, lãnh đạo kỳ cựu đã gắn bó 26 năm cùng Angimex.

Người thay thế ông Tùng làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật Angimex là ông Lương Đức Tâm. Trước khi được bổ nhiệm, ông Tâm là Phó Chủ tịch Ủy ban xử lý nợ của Công ty.

Thế Mạnh

FILI

Các tin tức khác

>   SVC: Nghị quyết HĐQT về việc ban hành Quy chế Công bố thông tin (18/11/2024)

>   LPB123016: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 1 năm 2024 (18/11/2024)

>   TNG122017: Nghị quyết Hội đồng quản trị (18/11/2024)

>   TNG122017: Nghị quyết Hội đồng quản trị (18/11/2024)

>   LPB: Thông báo tờ trình ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 (18/11/2024)

>   VJC: Nghị quyết HĐQT về việc phê duyệt Phương án mua lại trái phiếu trước hạn (18/11/2024)

>   BAB124016: BAC A BANK thông báo thành lập và thay đổi địa điểm PGD Thạch Thất chi nhánh Hoài Đức (18/11/2024)

>   MA1: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 1 năm 2024 (18/11/2024)

>   LPBank đạt 9,952 tỷ đồng lãi trước thuế sau 10 tháng (18/11/2024)

>   VBB: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024 (18/11/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật