Thứ Hai, 14/10/2024 06:45

Việt Nam - Trung Quốc trao 10 văn kiện hợp tác quan trọng

Ngay sau khi tiến hành hội đàm ngày 13/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã chứng kiến lễ trao 10 văn kiện hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kết nối giao thông, hải quan, dân sinh, giáo dục, thương mại nông sản, báo chí truyền thông, ngân hàng...

Hai Thủ tướng chứng kiến trao Bản ghi nhớ giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc về phương án kỹ thuật kết nối đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc). Ảnh: VGP

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam đầu tiên trên cương vị mới. Đây cũng là chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Trung Quốc tới Việt Nam sau 11 năm.

Các văn kiện hợp tác được trao trước sự chứng kiến của hai Thủ tướng gồm:

1. Bản ghi nhớ giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc về phương án kỹ thuật kết nối đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc);

2. Biên bản làm việc giữa Bộ Giao thông vận tải Việt Nam và Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế quốc gia Trung Quốc về việc khảo sát hiện trường nghiên cứu tính khả thi dự án viện trợ lập Quy hoạch các tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Đồng Đăng - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hài Phòng;

3. Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế quốc gia Trung Quốc về việc cùng thúc đẩy dự án sửa chữa, bảo trì Cung Hữu nghị Việt - Trung;

4. Bản ghi nhớ giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Tổng cục Hợp tác phát triển quốc tế quốc gia Trung Quốc về tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực trong khuôn khổ Sáng kiến Phát triển toàn cầu;

5. Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về tăng cường hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững;

Hai Thủ tướng chứng kiến trao Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc. Ảnh: VGP

6. Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc về việc thành lập Nhóm công tác nghiên cứu về mô hình xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc;

7. Kế hoạch hành động giữa Tổng cục Hải quan Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc về thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên của Hải quan Việt Nam và Chương trình Quản lý tín nhiệm doanh nghiệp của Hải quan Trung Quốc;

8. Bản ghi nhớ hợp tác giữa Thông tấn xã Việt Nam và Đài Phát thanh truyền hình Trung ương Trung Quốc;

9. Bản ghi nhớ hợp tác toàn diện giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc;

10. Bản ghi nhớ giữa Công ty Cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) với Công ty UnionPay International về việc triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam - Trung Quốc.

Trước đó, chiều 12/10, ngay sau khi tới Hà Nội, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã có cuộc hội kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Trong chuyến thăm, Thủ tướng Lý Cường cũng sẽ hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc và một số hoạt động quan trọng khác.

Trong 1 năm qua, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc thường xuyên có các chuyến thăm lẫn nhau.

Vào tháng 12/2023, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam; tháng 8/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc; tháng 6/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự WEF Đại Liên, làm việc tại Trung Quốc.

Trung Quốc là nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 18/01/1950. Hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2008. Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ 5 của Trung Quốc trên thế giới.

Tổng kim ngạch thương mại hai nước năm 2023 đạt 171.9 tỷ USD; trong 8 tháng năm 2024 đạt 130.78 tỷ USD, tăng 25% so cùng kỳ.

Đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam năm 2023 đạt 4.47 tỷ USD với 707 dự án, là nhà đầu tư lớn thứ 4 tại Việt Nam về số vốn đăng ký và lớn nhất về số lượng dự án.

Lũy kế đến tháng 8/2024, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 29 tỷ USD, đứng thứ 6 trong 148 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam với hơn 4,800 dự án.

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhằm tiếp tục thực hiện nhận thức chung mà Lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, hai nước đạt được trong thời gian qua, trao đổi các biện pháp cụ thể thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc bước vào giai đoạn phát triển mới, đạt được nhiều thành quả thực chất hơn nữa.

Tùng Phong

FILI

Các tin tức khác

>   Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hợp tác phát triển đường sắt hiện đại (14/10/2024)

>   Phát triển bền vững cần lộ trình, không thể “một đêm thành người khổng lồ” (14/10/2024)

>   Ngày 13/10 và thông điệp về phát triển kinh tế của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (13/10/2024)

>   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường (12/10/2024)

>   Đề xuất phân loại thống kê theo loại hình kinh tế (12/10/2024)

>   Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc gọi Việt Nam là hình mẫu, ngôi sao sáng của ASEAN (11/10/2024)

>   HSBC nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024 (11/10/2024)

>   Bộ Chính trị xem xét thi hành kỷ luật loạt cán bộ liên quan đến tập đoàn Thuận An và Phúc Sơn (11/10/2024)

>   Thủ tướng đề nghị Nhật Bản cung cấp các khoản vay ODA mới cho dự án đường sắt tốc độ cao của Việt Nam (11/10/2024)

>   Việt Nam sẽ có trung tâm tài chính quy mô khu vực, sàn giao dịch tài sản mã hóa (11/10/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật