Thứ Hai, 28/10/2024 09:18

Vì sao Âu Lạc đột ngột lỗ quý 3?

CTCP Âu Lạc của doanh nhân Ngô Thu Thuý điều chỉnh thời gian khấu hao tàu làm tăng vọt chi phí, khiến Công ty chịu lỗ dù kinh doanh vẫn đang trên đà thuận lợi.

Việc điều chỉnh làm một số tàu hết khấu hao”, Âu Lạc giải trình. BCTC quý 3 cũng cho thấy tài sản đã khấu hao xong theo đó gấp đôi đầu năm, ghi nhận 542 tỷ đồng. Khấu hao nhanh tài sản trong kỳ kế toán làm chi phí tăng cao có thể khiến lỗ, đổi lại các kỳ sau sẽ hưởng lợi nhờ chi phí thấp, đặc biệt ở giai đoạn kinh doanh khó khăn.

Thay đổi làm chi phí khấu hao tài sản cố định quý 3 vọt lên 169 tỷ đồng, trong khi mỗi quý trước đó chỉ mất khoảng 59 tỷ đồng, là nguyên nhân chính gây lỗ dù doanh thu vẫn thiết lập mặt bằng cao, đạt 373 tỷ đồng và tăng 13%. Âu Lạc báo lỗ ròng gần 15 tỷ đồng quý 3, cùng kỳ lãi hơn 40 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, doanh thu đạt 1,170 tỷ đồng, thực hiện 90% kế hoạch năm. Lãi trước thuế 195 tỷ đồng, doanh nghiệp cho thuê tàu biển vượt kế hoạch năm do đặt ra trên nền thấp (187 tỷ đồng). Lãi ròng đạt gần 156.7 tỷ đồng, tăng 19% cùng kỳ.

Cuối quý 3, tổng tài sản Âu Lạc hơn 2.1 ngàn tỷ đồng, giảm 10% so với đầu năm, chủ yếu do trả bớt nợ gốc vay ngắn hạn và dài hạn. Doanh nghiệp vẫn duy trì tiền và tương đương tiền ở mức cao, 745 tỷ đồng, chiếm 30% tổng tài sản. Ngoài ra Công ty vẫn còn hơn 144 tỷ đồng phải thu dài hạn khác liên quan tới khoản đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thỏa thuận từ tháng 03/2020.

Ghi nhận trên báo cáo cho thấy trong 9 tháng đầu năm nay, các thành viên HĐQT và Ban điều hành nhận tổng thu nhập gần 6.8 tỷ đồng. Trong đó, với vai trò Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, ông Mai Văn Tùng nhận nhiều nhất với gần 2.9 tỷ đồng, tương đương mỗi tháng ông Tùng có thu nhập tại Âu Lạc gần 317 triệu đồng. Còn Chủ tịch Ngô Thu Thúy nhận 562 triệu đồng trong 9 tháng qua, tương đương hơn 62 triệu đồng/tháng.

Nguồn: Âu Lạc

Công ty của bà Ngô Thu Thuý thận trọng về lãi trước thuế 2024 với kế hoạch giảm 24% so với thực hiện năm 2023 do e ngại một số thách thức khách quan có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn, các quy định về môi trường, áp lực giảm thiểu lượng khí thải carbon; đội tàu hơn chục năm tuổi đội thêm chí phí…

Ngược lại, điểm tích cực ở chỗ Âu Lạc sẽ hưởng lợi từ quy định mới về khung giá cước theo Thông tư 39 có hiệu lực từ ngày 15/02/2024, đưa giá dịch vụ kho, cảng biển, tàu lai được điều chỉnh tăng trung bình 10%.

Trong dài hạn, từ nay đến năm 2030, doanh nghiệp vận tải biển đang có ý định đóng thêm 8-10 tàu dầu/hoá chất có trọng tải từ 13,000DWT đến 20,000DWT để bổ sung hoặc hoán đổi các tàu hiện hữu. Đội tàu đóng mới nhiều khả năng sẽ do Hàn Quốc thực hiện. Lãnh đạo Công ty trước đó kỳ vọng sẽ triển khai chiến lược mua bán tàu, lợi nhuận có thể thu được bằng 3 lần lợi nhuận tự khai thác.

* Lãi 6 tháng vượt kế hoạch năm, Âu Lạc của bà Ngô Thu Thúy thưởng đậm cho HĐQT

Tử Kính

FILI

Các tin tức khác

>   VCR: Báo cáo tài chính quý 3/2024 (26/10/2024)

>   VEC: Báo cáo tài chính quý 3/2024 (26/10/2024)

>   TCW: Báo cáo tài chính quý 3/2024 (26/10/2024)

>   PVA: Báo cáo tài chính quý 3/2024 (26/10/2024)

>   Liên doanh Geleximco – Chery thành lập quỹ phúc lợi OMODA & JAECOO Việt Nam (26/10/2024)

>   Masan Consumer lãi gần 23 tỷ đồng mỗi ngày (26/10/2024)

>   KDH giải thể hai công ty con với tổng vốn điều lệ 240 tỷ đồng (26/10/2024)

>   Tồn kho tại Mỹ thấp, “nữ hoàng cá tra” VHC rộng cửa về đích? (26/10/2024)

>   QPH: Báo cáo tài chính quý 3/2024 (26/10/2024)

>   TCW: Báo cáo tài chính quý 3/2024 (công ty mẹ) (26/10/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật