Trưởng dự án Net Zero của Vinamilk nói về 8 chiến lược trong phát triển bền vững
Tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) 2024, ông Lê Hoàng Minh - Giám đốc điều hành sản xuất kiêm Trưởng dự án Net Zero của Vinamilk (HOSE: VNM) chia sẻ về những gì thương hiệu "sữa quốc dân" đã làm để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, hướng đến Net Zero 2050.
ông Lê Hoàng Minh - Giám đốc điều hành sản xuất kiêm Trưởng dự án Net Zero của Vinamilk
|
Ông Minh cho biết, Vinamilk đã triển khai các hoạt động ESG từ 2012, mỗi năm đều phát hành các Báo cáo Phát triển bền vững. Năm 2023, Vinamilk đã xây dựng chiến lược hành động hướng đến Net Zero 2050.
Từ chương trình này, Vinamillk đã xây dựng các chiến lược phát triển cụ thể, gồm 8 chiến lược.
- Thứ nhất là sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững.
- Thứ 2, gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh – 87% năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch được thay thế bởi năng lượng xanh trong hoạt động sản xuất
- Thứ 3 là sử dụng bao bì phát thải thấp, từ thiết kế cho tới tái sử dụng bao bì, tìm kiếm nhà cung ứng phù hợp.
- Thứ 4 là phát triển các sản phẩm phát thải thấp cho người dùng
- Thứ 5 là phát triển mảng logistics thân thiện với môi trường
- Thứ 6 là gia tăng bể chứa hấp thụ carbon. Từ 2012, Vinamilk đã trồng 1.1 triệu cây xanh trên khắp Việt Nam. Từ năm 2023, Vinamilk khoanh nuôi 25ha rừng ngập mặn ở Cà Mau.
- Thứ 7, cam kết các bên liên quan về phát thải, kinh tế tuần hoàn.
- Thứ 8, hướng đến sản xuất bền vững, tiêu dùng bền vững
"Thành quả từ các chiến lược này, hiện tại Vinamilk có 2 nhà máy trung hoà carbon, 1 trang trại trung hoà theo chuẩn PAS2060, qua đó giúp Vinamilk đạt đến mục tiêu cuối cùng là Net Zero vào 2050. Chúng tôi đang đặt mục tiêu là 2027 giảm được 15% phát thải ròng, đến 2035 giảm được 55%" - trích lời lãnh đạo Vinamilk.
Ứng dụng công nghệ để tuần hoàn trong sản xuất
Chia sẻ thêm, ông Minh cho biết Vinamilk đã ứng dụng công nghệ vào chăn nuôi từ rất lâu, phục vụ công tác chuyển đổi xanh. Việc áp dụng công nghệ trong sản xuất và chăn nuôi đã mang lại lợi ích và sự cải thiện đáng kể, như kiểm soát dịch bệnh, kiểm soát cho ăn…
Đặc biệt là hệ thống phát thải. Theo ông Minh, Vinamilk sử dụng công nghệ xử lý nước thải từ trong trang trại đến ra hệ thống, tạo ra nhiều vòng tuần hoàn.
"Chất thải tạo ra biogas, lại trở thành năng lượng, phục vụ hoạt động trang trại – đó là vòng tuần hoàn. Nước thải đạt chuẩn lại dùng để tưới tiêu cho những cánh đồng ngô, đồng cỏ, lại là tuần hoàn. Phân bò được ủ để thành phân hữu cơ, lại được bón cho đồng cỏ - đây cũng là tuần hoàn".
Bên cạnh đó, các nhà máy của Vinamilk cũng được ứng dụng công nghệ, tối ưu hoá sản xuất, đầu tư các dây chuyền tiêu hao năng lượng ít mà cho năng suất cao hơn, giảm tác động của con người, qua đó mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho Doanh nghiệp.
"Ví dụ, Vinamilk đang có 4 kho thông minh, hoàn toàn vận hành tự động từ khâu nhận hàng, sản xuất đến từng pallet… Hiện tại, tổng số pallet tại các kho thông minh đã là 50,000 vị trí".
Giám đốc điều hành sản xuất Vinamilk thừa nhận chi phí đầu tư ban đầu ở các kho là rất cao. Tuy nhiên, ông cho rằng khi nghiệp muốn đầu tư công nghệ để cải thiện năng suất, giảm phát thải, mang lại lợi ích lớn hơn trong dài hạn, đều sẽ mong muốn các nguồn vốn xanh. Các nguồn vốn này được ưu đãi về lãi suất, nhờ thế có thể giảm bớt được gánh nặng tài chính, để chủ động đầu tư vào đổi mới chuyển đổi xanh.
Hải Âu
FILI
|