Thứ Bảy, 12/10/2024 16:00

Thủ tướng: Chuyển đổi số phải nói thật, làm thật, để người dân hưởng thụ thật

Phát biểu kết luận tại chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 tổ chức sáng 12/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số, thực hiện "mục tiêu kép" về chuyển đổi số.

Thủ tướng phát biểu kết luận tại chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024. Ảnh: VGP

Thủ tướng cho biết, Chính phủ xác định "mục tiêu kép": vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số ở trình độ cao; vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam mạnh, có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, năm 2024, chuyển đổi số quốc gia có chủ đề: "Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững".

Trong đó, tập trung vào 4 ưu tiên chính: Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông; Ưu tiên số hóa các ngành kinh tế gắn với tăng năng suất lao động xã hội, sản lượng, quản lý và đổi mới sáng tạo; Ưu tiên quản trị số; Ưu tiên phát triển dữ liệu số.

"Thời gian tới, để chuyển đổi số thành công, chúng ta cần phải có những chiến lược trọng tâm, phù hợp để triển khai một cách thần tốc, hiệu quả, có tính bứt phá toàn diện hơn. Con người làm chuyển đổi số cần phải có một trái tim nóng, đầy nhiệt huyết, một bộ óc thông minh, sáng tạo và tư duy luôn đổi mới. Chuyển đổi số quốc gia phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển. Phải nói thật, làm thật, hiệu quả thật để người dân, doanh nghiệp hưởng thụ thật", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng nêu rõ quan điểm phát triển kinh tế số là "Nâng cấp nền kinh tế số với những đột phá và cải cách mạnh mẽ, toàn diện, bao trùm hơn nữa để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vươn lên trên các lĩnh vực".

Trong thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ chuyển đổi số cần hành động mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, tăng tốc, bứt phá hơn, bảo đảm thực chất và hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế số, chuyển đổi xanh, giảm phát thải gắn với phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Chúng ta phải đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số: Đột phá về thể chế số; Đột phá về hạ tầng số; Đột phá về nguồn nhân lực số; với phương châm "thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, nhân lực thông minh". Triển khai đồng bộ các giải pháp để tăng tốc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển lực lượng sản xuất mới, chất lượng cao, chuyên nghiệp.

Cụ thể,về đột phá thể chế số, Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện hành lang pháp lý số cho mọi vấn đề liên quan đến kinh tế, giao dịch dân sự, sản xuất, kinh doanh… gắn với cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ; miễn giảm thuế, phí, lệ phí; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát với tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm". Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù trong chuyển đổi số; các chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, gia đình…

Về đột phá hạ tầng số, Thủ tướng yêu cầu sớm đưa 5G vào thương mại tại một số thành phố lớn. Đẩy mạnh đầu tư, nâng cấp hạ tầng trục viễn thông quốc gia và đa dạng hoá địa bàn, phương thức kết nối, mở rộng kết nối cáp quang biển quốc tế, phát triển vệ tinh. Nâng cấp và đẩy mạnh cung cấp dịch vụ viễn thông bằng vệ tinh.

Cùng với đó, nâng cấp và phát triển hạ tầng Internet vạn vật để tăng cường khả năng kết nối, thu thập, chia sẻ dữ liệu tự động, thông minh, phục vụ cho phát triển các ngành, lĩnh vực, đô thị thông minh. Tạo lập quỹ đất sạch để hình thành và xây dựng các trung tâm công nghiệp kỹ thuật số quy mô lớn cho các ngành mới nổi để thu hút các dự án công nghệ cao, bán dẫn, vi mạch… Thu hút nguồn lực đầu tư, nhất là đầu tư FDI để xây dựng các Trung tâm dữ liệu cho các ngành, lĩnh vực, vùng và khu vực. Khẩn trương xây dựng và đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia số 1 đi vào hoạt động vào cuối năm 2025.

Phát triển các trung tâm ứng phó sự cố, an ninh mạng, an toàn thông tin. Đẩy mạnh xây dựng và phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành để quản lý, điều hành trên cơ sở dữ liệu; tăng cường kết nối, tích hợp, chia sẽ dữ liệu để cung cấp, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tiện ích cho người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06, hình thành hệ sinh thái công dân số.

Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực số, Thủ tướng yêu cầu cần huy động cả nguồn lực Nhà nước và của xã hội, của người dân và doanh nghiệp, triển khai đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp, cần có ưu tiên để phát triển nguồn nhân lực số. Triển khai có hiệu quả Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045". Chú trọng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D); tăng cường hợp tác, giao lưu, học hỏi quốc tế trong chuyển đổi số.

Thủ tướng cũng yêu cầu, phấn đấu đưa toàn bộ các dịch vụ công lên các nền tảng số của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương để tạo thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ, chi phí đi lại, giảm tham nhũng, tiêu cực, phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp.

Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc tế: Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2024 tăng 15 bậc, xếp hạng 71/193; Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 tăng 2 bậc, xếp hạng 44/133; Chỉ số an toàn, an ninh mạng toàn cầu năm 2024 tăng 8 bậc, xếp hạng 17/194.

Công nghiệp công nghệ thông tin có bước phát triển, tác động lan tỏa tích cực đến nhiều ngành, lĩnh vực, có 51,000 doanh nghiệp công nghệ số và tạo 1.5 triệu việc làm. Doanh thu công nghiệp công nghệ số trong 9 tháng ước đạt 118 tỷ USD, tăng 17,8%; doanh thu từ hoạt động phần mềm và dịch vụ số là 6.64 tỷ USD, tăng 9.9%. Xuất khẩu các sản phẩm công nghệ số 9 tháng ước đạt 100.8 tỷ USD, tăng 18.3%. Nhiều dự án đầu tư mới, mở rộng sản xuất, lắp ráp với giá trị hàng tỷ USD của Samsung, Qualcomm, Infineon, Amkor… Đồng thời, hàng chục dự án quy mô lớn đang được thương thảo.

Số hóa các ngành kinh tế đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, đầu tư, xây dựng, sản xuất và ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, internet vạn vật…

Thương mại điện tử tiếp tục có bước phát triển nhanh, thuộc nhóm 10 nước có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng đầu thế giới (doanh thu năm 2023 đạt 20.5 tỷ USD, tăng 23%; dự kiến năm 2024 đạt 27.7-28 tỷ USD,tăng 36% - cao nhất 10 năm qua).

Thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai rộng khắp cả nước, tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản đạt 87%; tăng trưởng thanh toán không dùng tiền mặt hàng năm đạt 50%; có 9.13 triệu khách hàng sử dụng Mobile Money.

Chuyển đổi số phục vụ người dân, an sinh xã hội có bước phát triển mạnh mẽ, từng bước hình thành xã hội số, công dân số, nổi bật trên các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, khám chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, chi trả an sinh xã hội, tư pháp…; mới đây đã triển khai toàn quốc việc tích hợp sổ sức khỏe điện tử và cung cấp phiếu lý lịch tư pháp trong nền tảng VNeID.

Tùng Phong

FILI

Các tin tức khác

>   Thi hành kỷ luật 6 Phó Chủ tịch, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh (11/10/2024)

>   Giá điện tăng 4.8% lên hơn 2,100 đồng/kWh từ hôm nay (11/10/2024)

>   Doanh nghiệp Hàn Quốc mở rộng phát triển công nghiệp cao tại Việt Nam (11/10/2024)

>   Không để mặt bằng phải 'chờ' vật liệu làm cao tốc (11/10/2024)

>   9 tháng đầu năm, các công ty xổ số miền Nam trả thưởng gần 51 ngàn tỷ, lãi trước thuế 13.5 ngàn tỷ đồng (11/10/2024)

>   Tại sao EVN lỗ? (11/10/2024)

>   Quốc hội quyết định phân bổ hơn 24,000 tỷ đồng cho các dự án trọng điểm giai đoạn 2021-2025 (11/10/2024)

>   T&T đề xuất nghiên cứu làm sân golf, phát triển du lịch, năng lượng tái tạo ở Lạng Sơn (11/10/2024)

>   TS. Hà Đăng Sơn: Giá điện hiện tại khó thu hút đầu tư (11/10/2024)

>   Đề xuất cho Thành Bưởi mở lại bến xe Lữ Gia (11/10/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật