Thứ Ba, 29/10/2024 20:15

Sóc Trăng kiến nghị Trung ương hỗ trợ 19.403 tỉ đồng xây cảng Trần Đề

Cảng biển Trần Đề có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Sóc Trăng và cả vùng ĐBSCL

Ngày 29-10, UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết ông Lâm Hoàng Nghiệp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - vừa ký văn bản hỏa tốc gửi Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hỗ trợ vốn đầu tư bến cảng Trần Đề - cảng cửa ngõ vùng ĐBSCL.

Sóc Trăng kiến nghị Trung ương hỗ trợ 19.403 tỉ đồng xây cảng Trần Đề- Ảnh 1.

Phối cảnh cầu vượt biển

UBND tỉnh Sóc Trăng cho rằng dự án cảng Trần Đề có vốn đầu tư lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, được đầu tư trên địa bàn đặc biệt khó khăn. Do vậy, ngoài nguồn vốn kêu gọi xã hội hóa đầu tư các bến cảng theo quy hoạch, cần bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng đồng bộ với lộ trình kêu gọi đầu tư hạ tầng bến cảng, nhằm tăng tính hấp dẫn để kêu gọi đầu tư bằng ngồn vốn tư nhân như các bến cảng cửa ngõ khác (Lạch Huyện, Liên Chiểu) đã kêu gọi đầu tư trong thời gian qua.

Phối cảnh cảng Trần Đề

Vì vậy, để đẩy nhanh tiến độ đầu tư bến cảng Trần Đề, cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, chấp thuận trình Thủ tướng Chính phủ đưa vào Nghị quyết, Chương trình của Chính phủ dự án hoàn thành hồ sơ thủ tục đầu tư trong năm 2025 và triển khai đầu tư năm 2026.

Đồng thời, hỗ trợ ngân sách Trung ương đầu tư giai đoạn 2025-2030, với số vốn là 19.403 tỉ đồng để tỉnh đầu tư xây dựng các hạng mục như: đường sau cảng kết nối với bến cảng ngoài khơi Trần Đề; cầu vượt biển; đê, kè chắn sóng, luồng tàu và vũng quay tàu.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cảng biển Sóc Trăng được phân loại là cảng biển loại III, thuộc nhóm cảng biển số 5. Quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt khi hình thành cảng cửa ngõ vùng ĐBSCL tại huyện Trần Đề.

Khu cảng Trần Đề được định hướng trở thành cảng nước sâu cửa ngõ của vùng ĐBSCL. Dự án có quy mô lớn, khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 160.000 DWT.

Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, cho biết xác định cảng biển Trần Đề có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Sóc Trăng và cả vùng ĐBSCL nên tỉnh đã dồn sức quyết liệt, quan tâm, xúc tiến và tranh thủ mọi nguồn lực để triển khai dự án.

Công Tuấn

Người lao động


Các tin tức khác

>   Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ tác động tích cực, trực tiếp đến 7-8 lĩnh vực (29/10/2024)

>   Quỹ đầu tư 830 tỷ USD muốn triển khai các dự án tại Việt Nam 'nhanh nhất có thể' (29/10/2024)

>   UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ các sản phẩm dầu mỏ tại Việt Nam (29/10/2024)

>   Sửa Luật Đầu tư công để không đùn đẩy trách nhiệm, tránh tạo cơ chế xin-cho (29/10/2024)

>   Doanh nghiệp ngoại muốn đổ tỷ USD vào điện gió ngoài khơi Việt, cơ hội nào? (29/10/2024)

>   Việt Nam và UAE nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện (28/10/2024)

>   Doanh thu quý 3/2024 của Viettel Global tăng trưởng 25% (28/10/2024)

>   Doanh thu quý 3/2024 của Viettel Global tăng trưởng 25% (28/10/2024)

>   Không tăng giá sản phẩm, doanh nghiệp ximăng khó duy trì hoạt động (28/10/2024)

>   Không sửa Luật Điện lực sẽ khó thu hút đầu tư (28/10/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật